[Chia sẻ kinh nghiệm] kiểm toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

2024/04/09

TintứcKiểmtoán

Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng được xếp vào những khoản mục mà kiểm toán viên cần phải chú ý khi thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính. Trong bài hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu quy trình và thủ tục kiểm toán phần hành này.



1. Quy trình kiểm toán tiền mặt

1.1. Thủ tục kiểm toán tiền mặt

Trước khi tiến hành thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thu thập những bằng chứng sau:

  • Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản tiền
  • Sổ quỹ, biên bản kiểm quỹ
  • Các chứng từ thu, chi tiền mặt

Để kiểm toán tiền mặt, kiểm toán viên cũng cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập các bằng chứng nhằm chứng minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tiền mặt là đúng. Cụ thể:

1.2. Thủ tục kiểm kê tiền mặt

Thủ tục kiểm kê tiền mặt được xem là một trong các thủ tục quan trọng khi kiểm toán khoản mục tiền.

a. Trước khi tiến hành kiểm kê 

Kiểm toán viên cần xây dựng kế hoạch kiểm kê tiền mặt, kế hoạch này sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán năm (current audit file) bao gồm:

  • Xác định thời gian và địa điểm kiểm kê
  • Tên của kiểm toán viên thực hiện kiểm kê
  • Tên của nhân viên khách hàng có mặt tại từng địa điểm
  • Nếu kiểm toán viên không được đến nơi mà khách hàng cất giữ tiền mặt thì kiểm toán viên cần phải thu thập thư xác nhận từ phía khách hàng.

b. Trong khi tiến hành kiểm kê

Kiểm toán viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sổ tiền mặt phải được ghi chép bằng bút mực hoặc bằng những hình thức bền khác
  • Tất cả số dư tiền phải được kiểm kê vào cùng một thời điểm
  • Tất cả chứng khoán có thể chuyển nhượng phải hiện hữu và được kiểm kê vào thời điểm kiểm kê tiền mặt
  • Kiểm toán viên không được kiểm kê một mình
  • Tất cả tiền mặt và chứng khoán được kiểm kê phải được ghi nhận vào hồ sơ làm việc của kiểm toán viên và được lưu lại vào hồ sơ kiểm toán năm

Ngoài ra, kiểm toán viên cũng cần quan sát đến hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến tiền mặt.


2. Quy trình kiểm toán tiền gửi ngân hàng

2.1. Thủ tục kiểm toán ngân hàng

Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục để chứng minh các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tiền gửi ngân hàng là đúng. Cụ thể:

2.2. Thư xác nhận ngân hàng

Thư xác nhận từ phía ngân hàng (Bank confirmation letter) được sử dụng để hỏi ngân hàng về những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến tiền lãi, khoản nợ và khoản bảo đảm. Có 2 hướng tiếp cận đến thông tin khách hàng từ phía Ngân hàng:

  • Listing balance: Ngân hàng xác nhận về tính chính xác và đầy đủ
  • Requesting details of balance: Ngân hàng đưa ra những con số của khách hàng và KTV sẽ đối chiếu với sổ kế toán của khách hàng

a. Chuẩn bị, gửi và nhận lại thư xác nhận từ Ngân hàng

Kiểm toán viên sẽ là người trực tiếp chuẩn bị, gửi và nhận lại thư phản hồi từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, việc gửi thư xác nhận này phải có được sự ủy quyền của bên khách hàng.

b. Nội dung của thư xác nhận

Hình thức và nội dung của thư xác nhận sẽ phụ thuộc vào mục đích của kiểm toán. Một khách hàng thường sở hữu nhiều tài khoản ngân hàng:

  • Current account: thường dùng để giao dịch trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
  • Capital account: dùng để góp vốn hoặc nhận khoản vay
  • Các tài khoản khác phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh 
Trong thư xác nhận, kiểm toán viên sẽ chỉ rõ số tài khoản và đơn vị tiền tệ của tài khoản đó. Kiểm toán viên có thể yêu cầu Ngân hàng xác nhận thêm: 

  •  Những tài khoản có số dư bằng 0 
  • Những tài khoản đã đóng 12 tháng trước ngày xác nhận 
  • Những tài khoản có số phát sinh lớn
  • Những khoản vay, lãi vay, thấu chi...

Để thu thập được thư xác nhận của Ngân hàng, kiểm toán viên cần chú ý một số điểm như sau: Ngân hàng cần phải có được thư ủy quyền của khách hàng để tiết lộ thông tin cho kiểm toán viên và thư yêu cầu xác nhận của kiểm toán viên phải dựa trên thư ủy quyền và ngày tương ứng.


3. Một số thủ tục phân tích cơ bản khác

  • Giải thích các biến động số dư tài khoản tiền mặt. Điều tra và giải thích nguyên nhân.
  • Kiểm tra số tổng các khoản thu và chi theo tháng. Đảm bảo các nghiệp vụ chi tiết phù hợp với số dư mỗi tháng. Điều tra bất kỳ những thay đổi đáng kể.
  • Kiểm tra những thay đổi về số dư tiền gửi ngân hàng trong kỳ và xem xét tính hợp lý dựa trên thông tin khác. Giải thích những biến động bất thường.
  • Đối chiếu khớp đúng số dư đầu kỳ với sổ sách năm trước.
  • Lập bảng điều giải số dư cuối kỳ trên sổ sách kế toán và so sánh với giấy báo ngân hàng..
  • Thực hiện thử nghiệm khóa sổ đúng kỳ chọn mẫu nghiệp vụ tiền mặt và các khoản tiền đang chuyển trước và sau ngày kết thúc niên độ.
  • Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi tiền có số phát sinh lớn xảy ra gần ngày kết thúc niên độ.

Bài viết trên phần nào đã tóm tắt lên được nội dung và những thủ tục Kiểm toán phần hành tiền... Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và bạn đọc. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, hãy theo dõi Fanpage: AGS Accounting & Auditing Co.,Ltd của chúng tôi để cập nhật kịp thời các chính sách mới nhất về thuế, kế toán, kiểm toán nhé!



Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ