Du học sinh tốt nghiệp được ở lại Nhật Bản không?

2024/04/24

NgànhNgoạingữ NhậtBản-Duhọc NhậtBản-Vănhóa TiếngNhật



Ngoài việc học tập và sinh sống thi cơ hội ở lại làm việc tại một quốc gia phát triển, và có thể là định cư là điều rất nhiều du học sinh Nhật Bản tìm kiếm. Để giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất mình sẽ liệt kê tất cả ưu và nhược điểm khi du học Nhật Bản để du học sinh cái nhìn toàn vẹn nhất, đồng thời giải đáp câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp sau khi học xong tại Nhật Bản. Cùng mình tìm hiểu nhé!

1. Điểm cộng khi sinh sống và học tập tại Nhật Bản

1.1 Được sống tại quốc gia an toàn nhất thế giới

Việc lo lắng về các loại tội phạm dường như ít xảy ra ở Nhật. Cuộc sống ai cũng mong muốn sự an toàn. Mà nước Nhật chính là một môi trường như thế. Luật pháp ở đây được thực hiện khá nghiêm túc. Cướp giật, giết người, ăn xin là điều rất hiếm xảy ra ở đây. Cuộc sống du học sinh Nhật Bản được pháp luật bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều người phản bác rằng ở Nhật có động đất và núi lửa. Nhưng thực chất, số người chết do tai nạn thiên tai ấy vẫn ít hơn số người chết do tai nạn giao thông mỗi dịp nghỉ tết ở Việt Nam.

1.2 Cuộc sống du học sinh Nhật Bản hưởng điều kiện sống rất tốt

Nói về điều kiện sống thì không đâu tốt bằng nước Nhật. Là nước phát triển bậc nhất trên thế giới, nhiều thứ ở đây đi trước Việt Nam rất nhiều. Có rất nhiều công trình hiện đại phục vụ người dân.

Cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho đời sống. Giao thông thuận tiện. Hầu hết mọi thứ đều rất sạch. Sống trong điều kiện này thì ai mà không mong muốn.

1.3 Sống trong môi trường văn minh

Con người ở đây rất văn minh. Bạn sẽ được tận tình giúp đỡ nếu gặp khó khăn. Lạc tàu thì người dân sẽ chỉ tận tình cho bạn. Cuộc sống du học sinh Nhật Bản từ đó cũng thấy được yêu thương hơn.

Bạn sẽ học được việc sống tự lập, những đức tính tốt khi sống ở đây. Những kinh nghiệm thực tế mà bạn trải qua cùng làm bạn trở thành con người tốt hơn.

2. Điểm trừ khi sinh sống tại Nhật Bản của du học sinh

Chẳng môi trường nào mà chỉ có màu hồng cả. Tất nhiên, cuộc sống ở Nhật cũng có những khó khăn. Thích nghi được với những khó khăn ấy trong cuộc sống không chính là điều bạn phải đối mặt. Dưới đây là một vài những khó khăn trong cuộc sống khi du học Nhật Bản:

2.1 Cuộc sống du học sinh Nhật Bản liên quan đến vấn đề việc làm

Ở đây, du học sinh được phép đi làm thêm. Điều này xuất phát từ mong muốn giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên, nhiều người lại lạm dụng nó khiến cuộc sống càng khó khăn hơn. Nhiều bạn đi làm quá nhiều để trang trải cho số tiền vay vốn du học Nhật Bản. Làm đêm nhận lương cao hơn, thế là làm cả đêm, mệt quá, lên lớp chỉ ngủ. Nhiều người lại khó tìm việc hoặc việc lương thấp. Đi làm xa, tuyết lại rơi nhiều, đôi khi lại làm về muộn, cảm thấy vất vả là chuyện đương nhiên.

2.2 Phải chi trả mức phí sinh hoạt cao

Làm thêm đã vất vả, lại còn phải nộp mức sinh hoạt khá cao. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của cuộc sống du học sinh Nhật Bản. Thủ đô Tokyo theo thống kê thì là thủ đô mà mức chi phí dẫn đầu so với thế giới. Không riêng gì Tokyo, những nơi khác ở Nhật cũng tương tự như thế.

Chi phí sinh hoạt là một gánh nặng mà ai cũng phải đối mặt. Tiền điện, nước, thuê nhà cộng thêm học phí, … không vấn đề nào là không lo lắng.

2.3 Cuộc sống du học sinh Nhật Bản liên quan đến vấn đề ngôn ngữ

Học được tiếng Nhật là phải trải qua một quá trình cực cố gắng. Nó không phải là chuyện dễ dàng. Để có thể nghe, nói, viết tốt đạt chứng chỉ N2 thì mất phải 2 năm.

Mà không biết tiếng Nhật thì rất khó sống ở đây. Bạn sẽ thấy đường phần lớn là chữ Hán, nếu không hiểu thì rất vất vả. Mọi người nói chuyện cũng không hiểu.

Ở Nhật,những chỉ dẫn được viết bằng tiếng Anh dường như rất ít. Bạn hầu hết chỉ bắt gặp chúng ở những nơi có quy mô lớn lớn. Thế nên, nếu muốn sử dụng tiếng anh ở đây cũng là vấn đề nan giải.

3. Cải thiện cuộc sống thường ngày ở Nhật Bản như thế nào?

Tóm lại, vấn đề cuộc sống vất vả hay khó khăn rất khó để bình phẩm. Mỗi người sẽ có những cảm nhận cuộc sống du học sinh Nhật Bản khác nhau. Bạn muốn học hỏi, không lười, không ngại khó khăn, muốn cuộc sống thay đổi thì nên đi. Còn nếu muốn nhà dỗi mà vẫn có tiền, cuộc sống vẫn tốt thì tốt nhất nên ở nhà.

Sau đây là vài lưu ý nho nhỏ giúp bạn cải thiện được cuộc sống thường ngày ở Nhật Bản:
  • Biết chắt lọc tin đúng, không nhụt chí bởi tin xấu hay hoang tưởng vào những lời hứa hẹn
  • Xác định được là phải có ý chí, quyết tâm và cố gắng
  • Làm cũng được nhưng học tập vẫn phải đảm bảo
  • Biết lập kế hoạch thu chi cẩn thận, rõ ràng
  • Chăm học tiếng khi ở Việt Nam

4. Sinh viên tốt nghiệp có được ở lại Nhật Bản không

Cụ thể, từ năm 1977 tất cả các sinh viên Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình học tại Nhật Bản từ bậc Trung cấp trở lên đều được phép ở lại Nhật Bản làm việc. Thời gian ở lại phụ thuộc vào hợp đồng ký với công ty tiếp nhận. Trong khoảng thời gian này, các du học sinh được coi là những người lao động hợp pháp trên đất nước Nhật và được luật pháp bảo vệ. Đồng thời, bạn phải tuân thủ các quy định chung khi sống tại đây.

Ngoài thời hạn ký với công ty tiếp nhận, chính phủ Nhật sẽ cấp visa cho sinh viên với thời hạn nhiều hơn 6 tháng ghi trên hợp đồng. Để nếu kết thúc hợp đồng với công ty tiếp nhận mà bạn không muốn làm nữa thì bạn có thêm 6 tháng để tìm kiếm việc khác. Trường hợp, sau 6 tháng đó bạn vẫn không tìm được việc thì bạn phải quay trở về Việt Nam.

Ngoài ra, nếu bạn sắp tốt nghiệp mà mãi vẫn chưa xin được việc phù hợp ở Nhật để chuyển đổi visa, thì 特定活動ビザ (visa dành cho hoạt động đặc biệt) là hi vọng của bạn. Đây là visa mà chính phủ Nhật cấp cho các bạn du học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng, trường senmon tại Nhật để các bạn có thêm 6 tháng - 1 năm để tiếp tục hoạt động tìm việc còn dang dở của mình. Yêu cầu như sau:Đã có những hoạt động tích cực để tìm việc tại Nhật ngay khi còn học trong trường, và sau khi tốt nghiệp vẫn có nguyện vọng tiếp tục tìm việc để ở lại Nhật làm việc.
Là sinh viên chính quy của các trường được công nhận là Đại hoặc trường đào tạo nghề theo Luật Giáo dục và Trường học của Nhật Bản.

Vì thế những bạn trong quá trình học tại trường không hề đi xin việc mà chờ tới khi tốt nghiệp mới xin visa này để ở lại Nhật làm việc sẽ không đủ điều kiện.
Nguồn: https://vnpc.vn/cuoc-song-ben-nhat-nhu-the-nao-va-du-hoc-sinh-tot-nghiep-duoc-o-lai-nhat-ban-khong.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ