Khi làm việc ở các môi trường quốc tế nói chung hay Nhật Bản nói riêng, chắc hẳn chúng ta đều mong muốn có cơ hội tham gia vào các chuyến công tác nước ngoài. Ở AGS, cơ hội đi công tác tại Nhật Bản là dành cho tất cả nhân viên. Vậy để có một chuyến công tác Nhật Bản thành công, chúng ta cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để học hỏi kinh nghiệm cũng như những chia sẻ đến từ một nhân viên tại AGS - chị Hồ Quốc Yến hiện đang làm việc tại vị trí Assistant manager - người đã tham gia vào chuyến công tác tại Nhật tháng 12 năm 2019.
Lịch trình chuyến đi
1. Chuẩn bị cho chuyến đi
1.1 Chuẩn bị hồ sơ xin visa
Các hồ sơ cần thiết:- Hình thẻ đúng quy cách xin Visa Nhật Bản
- Đơn xin Visa (tải mẫu trên web của Lãnh sự quán Nhật Bản và điền)
- Giấy bảo lãnh của công ty Việt Nam (身元保証書)
- Giấy mời của công ty Nhật Bản (招へい理由書)
- Lịch trình công tác (滞在予定表)
- Quyết định công tác
- Đính kèm IRC công ty Việt Nam và giấy đăng ký kinh doanh công ty Nhật Bản
Thời gian xét duyệt Visa là tối thiểu 08 ngày làm việc tính từ ngày tiếp theo sau ngày nhận hồ sơ
1.2 Tìm hiểu về điểm đến
Khí hậu, thời tiết: cuối thu, đầu đông- Osaka: 11-12 độ, thường xuyên có mưa nhỏ, nên mang theo dù
- Nagoya: 6-7 độ, nhiều gió lạnh
- Kyoto: 3-4 độ, lạnh hơi khô, không có tuyết
Ngôn ngữ: đa số là tiếng Nhật, người Nhật ít sử dụng tiếng Anh, các quán ăn lớn có thể có menu bằng tiếng Anh, một số cửa hàng tiện lợi và quán ăn có thể có sinh viên Việt Nam làm part time.
1.3 Chuẩn bị hành lý
Chuẩn bị quần áo mùa đông: đồ giữ nhiệt, đồ len, nón, bao tay, áo khoác, khăn choàng cổ, giày thể thao êm chân dễ đi vì phải đi bộ rất nhiều, khẩu trang để giữ ấm cho phổi, đồ bịt tai nếu chưa quen bay đường dài, dù che mưa, v.v...Ưu tiên đồ gọn nhẹ vì hành lý ký gửi có hạn, phải di chuyển nhiều và thường xuyên kéo theo vali để chuyển sang địa điểm khác.
Đem theo namecard và quần áo lịch sự, công sở để tham dự hội nghị và gặp gỡ khách hàng.
1.4 Trước lúc khởi hành
Kiểm tra hành lý, kiểm tra đã đem theo passport, mã checkin lấy vé máy bay chưa.Xác nhận với quản lý về việc thuê wifi vì ở Nhật sẽ ít wifi miễn phí.
Chuyến bay quốc tế nên có mặt ở sân bay trước giờ bay ít nhất 2 tiếng.
Đổi tiền Yên trước ở Việt Nam để có tỷ giá tốt hơn và đem theo một ví nhỏ đựng tiền xu lẻ.
Chuẩn bị 1 sức khỏe tốt vì chuyến bay thường bắt đầu lúc nửa đêm, thời gian bay khoảng 5 đến 5.5 tiếng, nếu không delay thì sẽ hạ cánh đến sân bay Nhật Bản vào khoảng 7-8h sáng (đã tính chênh lệch múi giờ 2 tiếng), bắt đầu một ngày làm việc.
2. Tham dự hội nghị của Hiệp hội kế toán
Đây chính là lịch trình chính của chuyến đi này- Địa điểm: Osaka và Nagoya
- Thời gian: ngày 26 và 27/12/2019
- Thành phần tham dự: CPA người Nhật hiện đang làm việc tại các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có dự định đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Trung Quốc.
- Nội dung:
- Giới thiệu sơ lược về tình hình kinh tế chung, GDP của các nước.
- Giới thiệu về chế độ thuế và các điểm đổi mới về thuế gần đây.
- Giới thiệu về công ty dịch vụ kế toán mà các CPA người Nhật đang làm việc ở các nước.
3. Gặp gỡ khách hàng
Khách hàng mới, công ty may mặc tại Osaka sắp thành lập công ty con tại Việt Nam:
Lắng nghe và tư vấn đến khách hàng những thắc mắc, lo lắng về thị trường
Việt Nam.
Khách hàng thiết kế game (Ateam Inc.) tại Nagoya:
Hiện đang là khách hàng lớn của công ty, công ty mẹ tại Nhật có văn phòng tại tầng 34, 35 tòa nhà Daigoya (ngay trước nhà ga Nagoya).
Mr. Nagae: CPA người Nhật, từng có thời gian làm việc tại Philippines, nghe chia sẻ về việc ứng dụng clouds để lưu trữ chứng từ kế toán và scan chứng từ, hóa đơn, tự động ghi sổ sách một số bút toán cơ bản.
Một số quán ăn khác:
Quán nhỏ nhưng bố trí không gian hợp lý, nhà bếp và counter ở giữa, khoảng cách từ bếp đến bàn ăn của khách không quá xa, để nhân viên mang món ăn đến bàn của khách hàng và tính tiền nhanh nhất.
Số lượng nhân viên không quá nhiều nhưng các gia vị nêm nếm trên bàn luôn đầy và không để khách hàng chờ đợi món ăn và tính tiền quá lâu.
Những việc đơn giản như gọi nhân viên phục vụ tại nhà hàng hoặc hỏi nhân viên về việc sử dụng nhà vệ sinh tại cửa hàng tiện lợi, quán ăn → Dễ ở nước mình, khó ở nước ngoài do khác nhau về ngôn ngữ và phong tục tập quán.
Một số khách hàng vừa đến Việt Nam bằng máy bay trong chuyến bay suốt đêm, rồi trực tiếp đến AGS để họp → Họ vừa làm việc vừa cảm thấy mệt mỏi.
Thuế tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng từ 8% lên 10% kể ngày 1/10/2019, nhằm trang trải chi phí an sinh xã hội do dân số ngày càng già hóa.
Trước đó vào tháng 4/2014, tăng từ 5% lên 8% nhằm tăng thu ngân sách để giảm tỷ lệ nợ công cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Bộ Tài chính Nhật Bản dự kiến thuế tiêu dùng trong các năm sắp tới có thể tăng lên mức 12%, 20%.
Ở các cửa hàng tiện lợi như Family mart, Lawson: thuế suất thuế tiêu dùng của mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, thức uống 8%, mặt hàng khác 10%.
=> Nhật Bản áp dụng chế độ “VAT relief” - Một số hạng mục vẫn được tính thuế 8%
Chế độ miễn thuế tiêu dùng dành cho khách du lịch nước ngoài:
Hầu hết là đi bộ, quãng đường đi bộ đến trạm tàu, từ mặt đất xuống tàu rất xa, nhiều bậc thang.
Tàu Shinkansen chạy tốc độ rất nhanh. Đoạn đường từ Osaka đến Nagoya tương đương từ TP. HCM đến Phan Thiết chỉ tốn 2 tiếng đồng hồ.
Ngày 28/12 là ngày làm việc cuối cùng của năm trước khi bước vào kỳ nghỉ dài, nên ngày 29/12 khi đi tàu từ Kyoto về Osaka ngày 29/12 bằng tàu Shinkansen rất đông đúc, không có chỗ ngồi, phải đứng suốt hành trình 45 phút.
Ekiben (駅弁) hộp cơm trưa dành cho khách đi tàu, mua ở ga tàu và mang lên tàu ăn, luôn được trình bày đẹp mắt với nhiều ngăn chứa nhiều món ăn.
Các món ăn khác: takoyaki (bạch tuộc nướng), okonomiyaki (bánh xèo), cơm trứng cuộn umerice, thịt gà nướng xiên que, cơm cà ri, mì soba, lẩu udon, sashimi hải sản & thịt ngựa, v.v..
Trải nghiệm đi thuê và mặc thử Kimono.
Tham quan Đền Yasaka-jinja (đền thờ Thần Đạo), Chùa Chion-in, Chùa Kiyomizu-dera (chùa Thanh Thủy).
Khẩu phần món ăn thường nhiều, trình bày đẹp mắt nhưng hầu như không có rau xanh, trái cây và nước ép trái cây tươi. Trái cây tươi bán ở siêu thị thường đóng gói với khẩu phần ít và giá rất cao => Nhật Bản thường phải nhập khẩu rau xanh chủ yếu trừ Trung Quốc và nhập khẩu trái cây từ Phillipines để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Đối tượng đầu tư: năng lực, kinh nghiệm, tiền tài của cải, vật tư-trang thiết bị, tác quyền, v.v...
Đối với AGS, dịch vụ kế toán là trọng tâm hàng đầu, sự trưởng thành, phát triển của nguồn nhân lực chính là sự trưởng thành, phát triển của công ty.
=> Vì vậy, đầu tư nguồn nhân lực chính là vấn đề quan trọng, cốt
lõi nhất của AGS.Khách hàng thiết kế game (Ateam Inc.) tại Nagoya:
Hiện đang là khách hàng lớn của công ty, công ty mẹ tại Nhật có văn phòng tại tầng 34, 35 tòa nhà Daigoya (ngay trước nhà ga Nagoya).
4. Các trải nghiệm và quan sát
4.1 Ăn tối và cùng trò chuyện với bạn của Mr. Tsuruta
Mr. Nishibori: CPA người Nhật, từng có thời gian làm việc tại SCS Indonesia, chia sẻ trải nghiệm về việc làm việc ở nước ngoài và khó khăn nhất là lấy được sự tín nhiệm và sự tôn trọng của nhân viên cấp dưới người bản xứ, bằng cách làm quen và trò chuyện, cùng đi ăn uống để chia sẻ công việc, hỏi han khó khăn trong cuộc sống.Mr. Nagae: CPA người Nhật, từng có thời gian làm việc tại Philippines, nghe chia sẻ về việc ứng dụng clouds để lưu trữ chứng từ kế toán và scan chứng từ, hóa đơn, tự động ghi sổ sách một số bút toán cơ bản.
4.2 Các bày trí quán ăn, tối đa nguồn nhân lực
Quán Takoyaki hachi: mô hình kinh doanh ít nhân công, lầu 1 chế biến và bán cho khách take away, lầu 2 và 3 khách ngồi lại ăn tại chỗ nhưng chỉ có 2 nữ nhân viên chế biến, 1 nữ nhân viên phụ trách bưng món và tính tiền.Một số quán ăn khác:
Quán nhỏ nhưng bố trí không gian hợp lý, nhà bếp và counter ở giữa, khoảng cách từ bếp đến bàn ăn của khách không quá xa, để nhân viên mang món ăn đến bàn của khách hàng và tính tiền nhanh nhất.
Số lượng nhân viên không quá nhiều nhưng các gia vị nêm nếm trên bàn luôn đầy và không để khách hàng chờ đợi món ăn và tính tiền quá lâu.
4.3 Thấu hiểu cảm giác và sự bất tiện của khách hàng
Đặt vai trò là người Nhật mới lần đầu qua Việt Nam làm việc và kinh doanh sẽ có nhiều điều còn bỡ ngỡ, lo lắng, không biết quy định, tập quán, cách làm việc.Những việc đơn giản như gọi nhân viên phục vụ tại nhà hàng hoặc hỏi nhân viên về việc sử dụng nhà vệ sinh tại cửa hàng tiện lợi, quán ăn → Dễ ở nước mình, khó ở nước ngoài do khác nhau về ngôn ngữ và phong tục tập quán.
Một số khách hàng vừa đến Việt Nam bằng máy bay trong chuyến bay suốt đêm, rồi trực tiếp đến AGS để họp → Họ vừa làm việc vừa cảm thấy mệt mỏi.
4.4 Thuế tiêu dùng tại Nhật Bản
Là loại thuế cần chi trả khi mua hàng hoặc dịch vụ tại Nhật Bản (Ngoại trừ tiền học hoặc chi phí y tế), tương tự thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.Thuế tiêu dùng tại Nhật Bản đã tăng từ 8% lên 10% kể ngày 1/10/2019, nhằm trang trải chi phí an sinh xã hội do dân số ngày càng già hóa.
Trước đó vào tháng 4/2014, tăng từ 5% lên 8% nhằm tăng thu ngân sách để giảm tỷ lệ nợ công cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.
Bộ Tài chính Nhật Bản dự kiến thuế tiêu dùng trong các năm sắp tới có thể tăng lên mức 12%, 20%.
4.5 Thời điểm cuối năm 2019 đi công tác quan sát thấy
Ở cửa hàng Starbucks: thuế suất thuế tiêu dùng nếu ở lại dùng tại quán 10%, take away 8%.Ở các cửa hàng tiện lợi như Family mart, Lawson: thuế suất thuế tiêu dùng của mặt hàng thiết yếu như đồ ăn, thức uống 8%, mặt hàng khác 10%.
=> Nhật Bản áp dụng chế độ “VAT relief” - Một số hạng mục vẫn được tính thuế 8%
Chế độ miễn thuế tiêu dùng dành cho khách du lịch nước ngoài:
- Đối tượng: người nước ngoài đến Nhật bằng visa ngắn hạn.
- Địa điểm áp dụng: tại những cửa hàng có gắn dấu hiệu miễn thuế khi mua sắm.
- Các hạng mục được miễn thuế:
- Vật dụng hàng ngày
- Vật dụng tiêu thụ (Như giấy, bút, xăng dầu..)
- Điều kiện: tổng số tiền mua hàng trong một ngày hoặc cùng một cửa hàng trên 5,000 hoặc 6,000 yên tùy cửa hàng.
- Thủ tục: xuất trình passport và hóa đơn mua hàng, được hoàn thuế ngay tại cửa hàng sau khi mua hàng.
4.6 Trải nghiệm phương tiện giao thông công cộng
Biết được cách mua vé tàu điện ngầm, xem sơ đồ trạm dừng, nghe tên trạm dừng trên tàu, giữ vé cẩn thận từ cửa vào đến cửa ra, đi thang cuốn nép một bên cho người sau muốn đi nhanh có thể vượt qua.Hầu hết là đi bộ, quãng đường đi bộ đến trạm tàu, từ mặt đất xuống tàu rất xa, nhiều bậc thang.
Tàu Shinkansen chạy tốc độ rất nhanh. Đoạn đường từ Osaka đến Nagoya tương đương từ TP. HCM đến Phan Thiết chỉ tốn 2 tiếng đồng hồ.
Ngày 28/12 là ngày làm việc cuối cùng của năm trước khi bước vào kỳ nghỉ dài, nên ngày 29/12 khi đi tàu từ Kyoto về Osaka ngày 29/12 bằng tàu Shinkansen rất đông đúc, không có chỗ ngồi, phải đứng suốt hành trình 45 phút.
4.7 Trải nghiệm về ẩm thực
Món kushikatsu (Thịt và rau củ xiên tẩm bột chiên xù kiểu Nhật) có quy tắc không được nhúng 2 lần, cầm que đồ xiên và nhúng ngập vào trong nước sốt, cắn ăn rồi thì không được nhúng lại. Vì chén sốt được dùng chung và chỉ cần thêm vào chứ không vứt đi sau mỗi lần có khách sử dụng.Ekiben (駅弁) hộp cơm trưa dành cho khách đi tàu, mua ở ga tàu và mang lên tàu ăn, luôn được trình bày đẹp mắt với nhiều ngăn chứa nhiều món ăn.
Các món ăn khác: takoyaki (bạch tuộc nướng), okonomiyaki (bánh xèo), cơm trứng cuộn umerice, thịt gà nướng xiên que, cơm cà ri, mì soba, lẩu udon, sashimi hải sản & thịt ngựa, v.v..
4.8 Trải nghiệm 24 giờ ở Kyoto – Cố đô của Nhật Bản
Nghỉ đêm tại Ryokan (hay còn gọi là Lữ quán, khách sạn, nhà nghỉ truyền thống của người Nhật).Trải nghiệm đi thuê và mặc thử Kimono.
Tham quan Đền Yasaka-jinja (đền thờ Thần Đạo), Chùa Chion-in, Chùa Kiyomizu-dera (chùa Thanh Thủy).
4.9 Các quan sát khác
Người lớn tuổi đa số vẫn làm việc, có sức khỏe, nhanh nhẹn và sự minh mẫn. Các ông bà U60, 70, 80 hỗ trợ tại sân bay, nhanh nhẹn, có thể nói được tiếng Anh cơ bản. Tài xế taxi đa số lớn tuổi, đặc biệt ở Kyoto.Khẩu phần món ăn thường nhiều, trình bày đẹp mắt nhưng hầu như không có rau xanh, trái cây và nước ép trái cây tươi. Trái cây tươi bán ở siêu thị thường đóng gói với khẩu phần ít và giá rất cao => Nhật Bản thường phải nhập khẩu rau xanh chủ yếu trừ Trung Quốc và nhập khẩu trái cây từ Phillipines để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.
5. Chia sẻ của Mr. Tsuruta trong chuyến đi
5.1 Đầu tư là gì?
Là hoạt động nhằm tạo ra kết quả tốt trong tương lai.Đối tượng đầu tư: năng lực, kinh nghiệm, tiền tài của cải, vật tư-trang thiết bị, tác quyền, v.v...
Đối với AGS, dịch vụ kế toán là trọng tâm hàng đầu, sự trưởng thành, phát triển của nguồn nhân lực chính là sự trưởng thành, phát triển của công ty.
=> Đây cũng là chủ đề muốn truyền đạt chủ yếu trong chuyến đi
này.
Khi report cần phải đảm bảo kết hợp 3 yếu tố: tốc độ nhanh, dễ hiểu, có thông tin cần thiết và hữu ích => để giải quyết các vấn đề khách hàng đang quan tâm.
Cần lưu ý, khách hàng vì không hiểu nên mới hỏi, nhưng staff thường nhìn từ góc độ của chính mình, không từ góc độ của khách hàng mà trả lời, do đó “It’s ok, no problem” là câu trả lời tệ nhất đến khách hàng.
Tại AGS, top manager đưa ra chỉ đạo và quy tắc tiến hành công việc, middle manager có vai trò đảm bảo staff tuân thủ và làm theo các chỉ đạo, quy tắc này.
=> Trong tương lai bạn muốn trở thành người có vai trò gì, để được như vậy cần làm gì?
=> Làm thế nào để khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ của AGS, để nâng cao điểm mạnh và tính cạnh tranh của công ty?
Vì vậy, việc lập kế hoạch cho tương lai không phải là bản năng vốn có, mà đòi hỏi sự rèn luyện có ý thức, sự duy trì không ngừng và sự cải tiến để kết quả ngày một tốt hơn.
Công ty sẽ luôn phải lập kế hoạch kinh doanh (về ngân sách, nhân sự, thiết bị, đầu tư, v.v...)
5.2 Kỹ năng báo cáo (reporting)
Đặt vấn đề tại sao khách thường hay gọi điện thoại cho Mr. Horikiri và Mr. Tsuruta khi có vấn đề gì xảy ra, có phải chỉ do vấn đề ngôn ngữ?Khi report cần phải đảm bảo kết hợp 3 yếu tố: tốc độ nhanh, dễ hiểu, có thông tin cần thiết và hữu ích => để giải quyết các vấn đề khách hàng đang quan tâm.
Cần lưu ý, khách hàng vì không hiểu nên mới hỏi, nhưng staff thường nhìn từ góc độ của chính mình, không từ góc độ của khách hàng mà trả lời, do đó “It’s ok, no problem” là câu trả lời tệ nhất đến khách hàng.
- Vấn đề đặt ra:
- Làm sao để cải thiện kỹ năng báo cáo của bản thân?
- Làm sao để đào tạo và cải thiện kỹ năng báo cáo cho nhân viên cấp dưới?
5.3 Vai trò của Middle management
Ví dụ: trong một nhà bếp của nhà hàng, đầu bếp là người tạo ra công thức nấu ăn, các middle manager có vai trò đảm bảo nhân viên nấu đúng theo công thức nấu ăn đã được lập ra.Tại AGS, top manager đưa ra chỉ đạo và quy tắc tiến hành công việc, middle manager có vai trò đảm bảo staff tuân thủ và làm theo các chỉ đạo, quy tắc này.
=> Trong tương lai bạn muốn trở thành người có vai trò gì, để được như vậy cần làm gì?
=> Làm thế nào để khiến khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ của AGS, để nâng cao điểm mạnh và tính cạnh tranh của công ty?
5.4 Cùng nhìn lại năm 2019 và lập kế hoạch cho năm 2020
Trong lịch sử nhân loại, từ vượn người, trải qua quá trình rèn luyện thể chất - tinh thần và tiến hóa thành con người, đã từng có một thời kỳ rất dài loài người chỉ ưu tiên những nhu cầu trước mắt.Vì vậy, việc lập kế hoạch cho tương lai không phải là bản năng vốn có, mà đòi hỏi sự rèn luyện có ý thức, sự duy trì không ngừng và sự cải tiến để kết quả ngày một tốt hơn.
Công ty sẽ luôn phải lập kế hoạch kinh doanh (về ngân sách, nhân sự, thiết bị, đầu tư, v.v...)
Lời kết:
Yến nghĩ rằng mỗi người chúng ta, nhất là các bạn đang
làm việc tại AGS, cũng nên ít nhất có một chuyến đi trong đời đến với đất
nước Nhật Bản xinh đẹp, dù với mục đích nào, đi công tác, du lịch, học tập
hay làm việc, dù thời gian ngắn hay dài, bạn nhất định sẽ học hỏi được
nhiều điều mới mẻ và thú vị.
Cảm ơn AGS đã cho Yến cơ hội đáng quý này để học hỏi, trải nghiệm và phát triển bản thân!
Cảm ơn AGS đã cho Yến cơ hội đáng quý này để học hỏi, trải nghiệm và phát triển bản thân!