Quy định về nghĩa vụ báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài

2024/04/17

LuậtLaođộngNướcngoài

1. Thời hạn báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài

Theo Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP
Khi sử dụng lao động nước ngoài, công ty phải lưu ý và thực hiện nghĩa vụ báo cáo việc sử dụng lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền trong hai trường hợp như sau:

  • Báo cáo nửa năm: Trước ngày 05 tháng 7 hàng năm, bao gồm số liệu 6 tháng đầu năm. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 năm báo cáo.
  • Báo cáo thường niên: Trước ngày 05 tháng 01 năm sau, bao gồm số liệu cả năm. Kỳ báo cáo bắt đầu từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm được xem xét.

Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc, người sử dụng lao động phải báo cáo qua môi trường điện tử về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài đến làm việc theo Mẫu số 17/PLI.

2. Phương thức nộp báo cáo việc sử dụng lao động

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sau đó thông báo đến Cơ quan BHXH cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thông qua dịch vụ bưu chính với liên hệ của bộ phận một cửa (Ví dụ: Sở Hà Nội - 75 Nguyễn Chí Thanh - SĐT một cửa: 024 37732431)
Nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc tại TP.HCM, nộp qua đường link được nêu tại công văn ban hành vào các đợt nộp báo cáo (Ví dụ: Công văn 25985/SLĐTBXH-VLATLĐ)
Tình hình sử dụng lao động nước ngoài năm 2023 phải nộp báo cáo cho Sở Lao động trong thời gian từ ngày 15/12/2023 đến ngày 5/1/2024.

3. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019:
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao độngđược sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài

Theo Điều 153 Bộ luật Lao động 2019:
Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Mức xử lý khi vi phạm nghĩa vụ báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài

Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
Vi phạm quy định về báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài tại Điều 36 thuộc Chương II, căn cứ theo khoản 1 Điều 6, mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt đối với cá nhân và không nằm trong trường hợp loại trừ. 
Theo khoản 1 Điều 6, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Do vậy, mức phạt tiền với công ty khi thực hiện chưa đúng nghĩa vụ báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài là từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ