1. 12 con giáp trong Tiếng Trung là gì?
a. Truyền thuyết về 12 con giáp
Tùy vào nền văn hóa khác nhau thì truyền thuyết về 12 con giáp cũng có những phiên bản khác nhau. Theo văn hoá Trung Quốc, có một truyền thuyết kể lại rằng:“Vào thời thượng cổ xa xưa, khi mà sự hiểu biết của con người còn hạn chế, còn chưa biết cách tính thời gian. Vì thế, Ngọc Hoàng đại đế – người cai trị trần gian đã chọn chu kỳ 12 năm, tương ứng với 12 con giáp để làm linh vật tượng trưng cho mỗi năm. Những con vật này sẽ thay Ngọc Hoàng làm nhiệm vụ bảo vệ và cai quản hạ giới.
Nhân ngày sinh nhật của mình, Ngọc Hoàng đã tổ chức một cuộc thi dành cho muôn thú để có thể chọn ra 12 con vật có khả năng vượt qua thử thách, thay Ngài cai quản hạ giới mỗi năm. Nhận được tin, muôn loài háo hức tham gia cuộc thi.
Đến ngày thi đấu, tất cả các con vật đều vội vã lên đường, trong đó có đôi bạn Chuột và Mèo. Tuy nhiên, cả hai đều không biết bơi nên khi đến thử thách vượt sông thì chúng phải nhờ đến sự trợ giúp của chú Trâu hiền lành và hứa sẽ để Trâu đến vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, trong lúc băng qua sông, Chuột tinh ranh đã thừa lúc Mèo sơ ý đạp Mèo rơi xuống sông rồi cùng Trâu qua sông trước.
Khi sang đến bờ bên kia, Chuột đã nhảy phắt từ lưng Trâu xuống về đích với vị trí đầu tiên, sau đó đến lượt Trâu. Tiếp đến lần lượt các con giáp Hổ, Thỏ, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó và Lợn.
Đến đây, bạn sẽ thắc mắc rằng Rồng vốn là con vật biết bay, lẽ ra sẽ đến đích sớm, nhưng tại sao lại về thứ 5? Khi Ngọc Hoàng hỏi điều này, Rồng thưa rằng: “Trên đường đến đây, con có đi ngang qua một ngôi làng đang gặp hạn hán, chứng kiến cảnh người dân phải chịu nhiều cực khổ vì hạn hán nên đã dừng lại giúp dân tạo mưa nên mới đến trễ hơn ạ”. Còn Lợn cán đích cuối cùng là bởi vì thói ham ngủ, nhưng cũng may vẫn đến kịp lúc.
Khi Ngọc Hoàng tuyên bố kết thúc cuộc thi thì Mèo mới lọ mọ chạy đến nhưng cũng đã muộn. Dĩ nhiên, Mèo không thể đứng vị trí trong danh sách 12 con giáp. Kể từ đó, Mèo và Chuột là kẻ thù không đội trời chung, gặp Chuột ở đâu thì Mèo sẽ truy bắt ở đó.
Đến đây, chắc chắn sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao 12 con giáp ở Việt Nam có Mèo mà không có Thỏ như ở Trung Quốc? Theo văn hoá của Trung Hoa, Thỏ chính là linh vật thông minh. Tuy nhiên, theo quan niệm người Việt, Thỏ lại không có vai trò gì đặc biệt lại còn nhút nhát, còn Mèo lại được mệnh danh là “tiểu Hổ” nên mới thay thế vị trí của Thỏ.”
b. Từ vựng về 12 con giáp trong Tiếng Trung
Tiếng Việt
|
Tiếng Trung
|
Thời gian
|
Ý nghĩa
|
Giờ Tý
|
子时
|
23:00 - 1:00
|
Lúc Chuột hoạt động mạnh nhất.
|
Giờ Sửu
|
丑时
|
1:00 - 3:00
|
Lúc Trâu đang nhai lại, chuẩn bị đi cày.
|
Giờ Dần
|
寅时
|
3:00 - 5:00
|
Lúc Hổ hung hãn nhất. |
Giờ Mão
|
卯时
|
5:00 - 7:00
|
Ở Việt Nam là Mèo, nhưng còn ở Trung Quốc là thỏ, thời
điểm trăng vẫn còn chiếu sáng.
|
Giờ Thìn
|
辰时
|
7:00 - 9:00
|
Lúc đàn Rồng quẫy mưa (Rồng chỉ là con vật do con người
tưởng tượng ra, không có thực)
|
Giờ Tỵ
|
巳时
|
9:00 - 11:00
|
Lúc Rắn không hại người.
|
Giờ Ngọ
|
午时
|
11:00 - 13:00
|
Lúc Ngựa có dương khí cao.
|
Giờ Mùi
|
未时
|
13:00 - 15:00
|
Lúc Dê ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc
lại.
|
Giờ Thân
|
申时
|
15:00 - 17:00
|
Lúc Khỉ thích hú.
|
Giờ Dậu
|
酉时
|
17:00 - 19:00
|
Lúc Gà bắt đầu về chuồng.
|
Giờ Tuất
|
戌时
|
19:00 - 21:00
|
Lúc Chó phải tỉnh táo để trông nhà.
|
Giờ Hợi
|
亥时
|
21:00 - 23:00
|
Lúc Lợn ngủ say nhất.
|
2. Năm Âm lịch trong Tiếng Trung
a. Mười Thiên can trong Tiếng Trung
Can là tên gọi của một thuật ngữ trong phong thủy, có thể dùng như một đơn vị thuật số gắn liền với 12 con giáp. Có tên gọi là Thiên Can 天干 /tiān gān/ hoặc Thập Can 十干 /shí gān/, do có đúng 10 can khác nhau. Can cũng được phối hợp với Âm Dương và Ngũ hành. Nếu như năm kết thúc bằng số nào thì có Can là số đó.Số | Can Tiếng Trung | Can Tiếng Việt | Âm - Dương | Ngũ Hành |
4 | 甲 /jiǎ/ | Giáp | Dương | Mộc |
5 | 乙 /yǐ/ | Ất | Âm | Mộc |
6 | 丙 /bǐng/ | Bính | Dương | Hỏa |
7 | 丁 /dīng/ | Đinh | Âm | Hỏa |
8 | 戊 /wù/ | Mậu | Dương | Thổ |
9 | 己 /jǐ/ | Kỷ | Âm | Thổ |
0 | 庚 /gēng/ | Canh | Dương | Kim |
1 | 辛 /xīn/ | Tân | Âm | Kim |
2 | 壬 /rén/ | Nhâm | Dương | Thủy |
3 | 癸 /guǐ/ | Quý | Âm | Thủy |
b. Cách gọi tên năm Âm lịch trong Tiếng Trung
Chúng ta có cách gọi năm, tuổi Âm lịch trong Tiếng Trung như sau:Can + Chi (Thập nhị Chi tức là 12 con giáp)
Ví dụ:
năm 2024: Giáp Thìn 甲辰 /jiǎ chén/
năm 2002: Nhâm Ngọ 壬午 /rén wǔ/
năm 1998: Mậu Dần 戊寅 /wù yín/
3. Hội thoại về chủ đề 12 con giáp trong Tiếng Trung
A: 你今年多少岁?/Nǐ jīn nián duō shǎo suì?/Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?
B: 我今年21岁。/Wǒ jīn nián 21 suì/
Năm nay tôi 21 tuổi.
A: 你属什么?/Nǐ shǔ shén me?/
Cậu tuổi con gì?
B: 我属马 /Wǒ shǔ mǎ/
Mình tuổi con Ngựa.
Nguồn: https://cge.edu.vn/kien-thuc/12-con-giap-trong-tieng-trung.html