Hiện nay mô hình thông tin BIM (Building Information Modeling) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình. Vậy bạn đã biết BIM là gì chưa ?
1. BIM là gì?
- BIM được viết tắt của cụm từ Building Information Modeling
- Building: công trình
- Information: thông tin
- Hình học: các kích thước dài, rộng, cao, khoảng cách giữa các cấu kiện công trình như dầm, cột, sàn, cửa, cầu thang, v.v…
- Phi hình học: các thông tin về đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Modeling: mô hình.
- Tất cả các cá nhân, tổ chức cộng tác trong việc thiết kế và xây dựng công trình đều có thể sử dụng những dữ liệu trong mô hình BIM này. Thông qua đó có thể phân tích được giá thành, thời gian thực hiện và phương pháp xây dựng, bảo trì công trình.
- Toàn bộ quá trình làm việc sẽ dựa trên cơ sở việc chia sẻ thông tin này, chúng luôn được cập nhật và bổ sung liên tục trong suốt quá trình làm việc, từ lúc phát thảo cho đến lúc công trình được hoàn thiện.
- BIM là một quy trình tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số được sử dụng xuyên suốt trong vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng.
- Những mô hình BIM này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D. Chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật liên tục.
- Tóm lại, BIM chính là phần mềm giúp tạo nên mô hình ảo của dự án sắp được thi công và các thông số được quan sát và thay đổi phù hợp với thực tế.
2. Sự hình thành BIM
- Vào thời kỳ các bản vẽ của kiến trúc sư trên giấy, đến thời kỷ nguyên của Auto Cad với bảng vẽ điện tử chính xác và dễ hiệu chỉnh hơn. Ở thời điểm đấy, đa số mọi người không biết đến BIM là gì.
- Cùng với sự phát triển của công nghệ hóa, BIM cũng đã được phát minh và ra đời nhằm giúp việc thiết kế xây dựng dễ dàng hơn. Sau một thời gian nghiên cứu và phát triển các phần cứng và đồ họa máy tính, mô hình CAD – 3D được ra đời giúp mô phỏng công trình một cách chi tiết nhất bằng hình họa 3D có độ chính xác cao.
- Quá trình phát triển công nghệ, BIM đã được hình thành để mô phỏng các mô hình ảo có đầy đủ các thông số cần thiết nhằm hỗ trợ cho dự án xây dựng.
- Theo Viện kiến trúc Hoa Kỳ thì BIM được phát triển và đưa ra sử dụng rộng rãi bởi công ty Autodesk. Đây được biết đến là một công ty chuyên cung cấp các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Phần mềm cho phép thiết lập chính xác các thông tin cũng như hỗ trợ thi công dự án nhanh hơn và tiết kiệm chi phí cho công trình thông qua việc hệ thống số hóa các chi tiết trong thiết kế.
- Ứng dụng BIM đang dần trở thành xu hướng và tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, ứng dụng được chính phủ Việt Nam đưa vào sử dụng nhằm tạo ra cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành xây dựng.
3. Những loại hình BIM hiện nay
- Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, đã kéo theo sự phát triển đa dạng của BIM. Từ đó đã có nhiều loại hình BIM ra đời với nhiều phiên bản khác nhau, ngoài mô hình cơ bản thường được sử dụng trong suốt vòng đời công trình là BIM 3D. Dưới đây là những loại mô hình BIM hiện nay:
- 4D BIM: Đây là mô hình cho phép nhà thầu có thể tính toán cũng như kiểm soát tiến độ thi công của công trình và quản lý các nguồn cung và nhân lực trong quá trình thi công.
- 5D BIM: Mô hình này được lập nhằm dự toán các khoản chi phí cũng như kiểm soát nguồn vốn được đầu tư cho mỗi công trình.
- 6D BIM: Phát triển dựa trên mô hình 5D BIM, được phát triển thêm kiểm soát yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình. được các nhà thiết kế dùng để kiểm soát các chỉ số ánh sáng, nhiệt độ và năng lượng của từng công trình.
- 7D BIM: Phiên bản này được tích hợp các thông tin về các thiết bị được sử dụng để thi công bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình vận chuyển công trình sau thi công.
- Hiện nay, có rất nhiều nước ứng dụng thành công các mô hình 6D BIM hoặc 7D BIM để xây dựng các dự án. Tuy nhiên, để sử dụng các phần mềm này, họ cần trải qua nhiều bước và cần đi từ 3D BIM.
4. Ưu - Nhược điểm của mô hình BIM
4.1. Về ưu điểm:
- Tạo các thiết kế mô hình trực quan: Các dự án đều được hệ số hoá đến từ những chi tiết nhỏ nhất dựa trên thực tế. Điều này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng xem được các phần dự án đến từng chi tiết.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: BIM sẽ giúp các khâu tính toán chi phí các phần dự án chính xác, rõ ràng và chi tiết hơn. Nhà đầu tư sẽ có cái nhìn trực diện và khách quan hơn với khoản chi phí đã bỏ ra để đầu tư dự án.
- Tạo ra kết nối: Tất cả phòng ban từ thiết kế, xây dựng, kết cấu, dự đoán,…đều cùng làm việc trên một mô hình, mọi thông tin luôn cập nhật tạo ra luồng thông tin xuyên suốt. Điều này giúp các phòng ban được gắn kết chặt chẽ hơn trong quá trình làm việc.
- Giảm thiểu rủi ro: Phần mềm BIM hỗ trợ người dùng phát hiện các rủi ro trong quá trình mô phỏng và thi công, hạn chế tối đã các rủi ro có thể xảy ra.
4.2. Về nhược điểm:
- Bài toán đầu tư: Với những doanh nghiệp chuyển từ sử dụng mô hình 2D cũ sang mô hình BIM mới thì cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt, khoản chi phí để mua bản quyền phần mềm, thuê các chuyên gia tư vấn cũng như triển khai, quy trình đào tạo nhân viên sử dụng thành thạo các ứng dụng mới và nâng cấp các hệ thống máy tính để phù hợp với BIM.
- Sự quan trọng của bước đầu tiên: Để sử dụng BIM thành công trong các dự án, thì bước đầu tiên các bên liên quan cần có sự gắn kết và hợp tác ăn ý để xây dựng một mô hình chuẩn.
Nguồn: https://www.vietnamworks.com/hrinsider/bim-la-gi.html