Điều kiện DDP trong Incoternms.

2024/05/14

ThuếLuậtHảiquan

DDP (Delivery duty paid) – Giao hàng đã thông quan nhập khẩu. Đây là một trong 11 quy tắc được quy định trong Incoterm 2010 và Incoterrm 2020. Vậy quy tắc DDP là gì, trách nhiệm của người mua và người bán được quy định ra sao, những lưu ý khi sử dụng quy tắc DDP, bạn đọc quan tâm mời tham khảo bài viết nghiệp vụ trình bày tại đây..

Cập nhật: Theo tập quán thương mại từ năm 2010 trở lại đây, trên góc độ học thuật, từ incoterm 2010 đã được thay thế từ điều kiện thành quy tắc. Tuy nhiên, trong thực tế làm việc, các bên có thể tạm bỏ qua để dễ trao đổi hơn. Có thể hiểu, điều kiện DDP hay quy tắc DDP đều nói đến cùng một thỏa thuận trong giao nhận vận tải.

1. Khái niệm về điều kiện DDP trong incoterm 2020.

  • DDP (Delivered Duty Paid) là một thuật ngữ trong thương mại quốc tế, quy định các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc giao hàng. Hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua.
  • Theo các điều khoản trong điều kiện DDP, người bán chịu trách nhiệm giao hàng thông quan nhập khẩu, có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa đã được thông quan nhập khẩu, đặt hàng hóa lên phương tiện vận chuyển dưới quyền định đoạt của người mua. Và sẵn sàng để hỗ trợ các điểm đến được chỉ định. Người bán chịu mọi rủi ro về việc giao hàng đến địa điểm quy định.
  • Điều kiện DDP được sử dụng cho tất cả các phương thức vận chuyển và có thể được sử dụng khi có nhiều phương thức vận chuyển.

2. Trách nhiệm của 2 bên mua bán trong điều kiện DDP

Khi giao kết hợp đồng mua bán với điều kiện DDP người mua và bán cần nắm được đây là điều kiện áp dụng trong vận tải đa phương thức, người bán có trách nhiệm tối đa, người mua có trách nhiệm tối thiểu. Vậy cụ thể mỗi bên sẽ phải làm những việc như sau:

2.1. Nghĩa vụ của người bán:

  • Ký hợp đồng vận chuyển và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm mà người mua chỉ định
  • Đóng gói hàng hóa
  • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
  • Làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa
  • Giao hàng cùng với hóa đơn thương mại và các chứng từ khác quy định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian quy định.
  • Chịu mọi rủi ro và chi phí trước khi giao hàng.

2.2. Nghĩa vụ của người mua 

  • Thanh toán theo hóa đơn thương mại của lô hàng
  • Thông báo cho người bán khi nào và ở đâu hàng hóa đã sẵn sàng để được giao
  • Giúp người bán lấy các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan
  • Nhận hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng
  • Chịu hoàn toàn trách nhiệm về hàng hóa kể từ ngày nhận hàng
  • Người mua không bắt buộc phải mua bảo hiểm, nhưng nếu Người bán yêu cầu thông tin cần thiết để mua bảo hiểm, Người mua phải cung cấp thông tin đó cho Người bán với rủi ro và chi phí của Người mua


3. Phân chia chi phí trong điều kiện DDP

Trong điều kiện DDP (Deliverty Duty paid) 2 bên sẽ phân chia chi phí như sau:

3.1. Người bán chịu chi phí

  • Mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trước khi giao hàng
  • Phí làm thủ tục xuất nhập khẩu
  • Nếu bao gồm trong hợp đồng vận chuyển, chi phí dở hàng hóa đến nơi giao hàng
  • Chi phí để có được các tài liệu nhập khẩu cần thiết có thể được lấy bởi người mua nhưng phải chịu chi phí đó

3.2. Người mua chịu chi phí:

  • Mọi chi phí liên quan đến hàng hóa kể từ thời điểm nhận hàng
  • Thanh toán tiền hàng cho người bán
  • Chịu chi phí dỡ hàng (nếu không có trong hợp đồng vận chuyển do người bán ký kết)
  • Mọi chi phí phát sinh do người mua không hỗ trợ người bán lấy các chứng từ cần thiết để làm thủ tục xuất nhập khẩu kịp thời hoặc thông báo chính xác thời gian, địa điểm nhận hàng sẽ do người bán chịu.

4. Về việc mua bảo hiểm khi sử dụng điều khoản DDP

Cần hiểu rằng với điều kiện DDP người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan nhập khẩu an toàn tới nơi người mua chỉ định nên người mua sẽ không cần mua bảo hiểm giao nhận vận tải hoặc bảo hiểm hàng hóa. Với điều kiện này người bán nên cân nhắc việc mua bảo hiểm để bảo đảm an toàn trong giao nhận vận tải tới nơi người mua chỉ định.

5. Những lưu ý khi sử dụng điều khoản DDP

  • Đối với điều kiện DDP (Delivery duty paid) địa điểm chỉ định là nơi hàng hóa được giao và nơi rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua. Vì vậy, khi quy định điều khoản giao hàng trong hợp đồng cần ghi rõ địa điểm, cảng chính xác nhất.
  • Cách ghi trong hợp đồng khi sử dụng điều kiện CPT để tránh có những nhầm lẫn:                   DDP + Nơi đến quy định Incoterms 2020
  • Người bán không nên sử dụng DDP nếu thấy khó khăn trong thông quan nhập khẩu và chưa quản trị tốt các yếu tố rủi ro trong khâu giao nhận vận tải.
  • Người mua nên cân nhắc việc mua điều kiện DDP vì sẽ mua phải giá cao do người bán sẽ tổng hợp rủi ro vào giá bán dẫn tới giá bán cao hơn thực tế
  • Người bán và người mua nên mua bán điều kiện DDP với những trường hợp mặt hàng xuất nhập khẩu chịu thuế XNK 0% các trường hợp: hàng mẫu, hàng đổi trả, hàng nhập xuất vào khu phi thuế quan ….
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/ddp-la-gi/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ