CAD (Computer-Aided Design) là gì?

2024/05/13

NgànhThiếtkế

CAD là gì? Nó có thể cải thiện quy trình làm việc của bạn như thế nào? Tìm hiểu về thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính (CAD) qua bài viết dưới đây nhé.


1. CAD là gì?

  • Đã là dân kỹ thuật, ai cũng biết CAD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Computer Aided Design, nghĩa là thiết kế có sự trợ giúp của máy tính.
  • Hiểu một cách chung nhất CAD tức là sử dụng máy tính trong quá trình phác thảo, dựng mô hình 3D, lắp ráp và xuất bản vẽ. Theo phương pháp truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Vì vậy mà ngày nay CAD được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ riêng trong lĩnh vực cơ khí sản xuất mà còn trong cả xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, thương mại, y học,… (trong bài viết của tôi lần này chỉ xin thu hẹp khái niệm CAD trong lĩnh vực cơ khí, mà đúng ra phải gọi là MCAD = Mechanical CAD).
  • CAD chủ yếu được sử dụng trong thiết kế và phát triển sản phẩm. CAD chủ yếu là để thể hiện mô hình 3D và bản vẽ 2D. Nói về thị trường 3D CAD hiện nay thì thống trị vẫn là 3 nhà sản xuất là Dassault-CATIA, PTC – Pro/E, Siemens NX. Nhưng thị phần của 3 hãng này đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các hãng sản xuất phần mềm mới như: SolidWorks (một nhánh của Dassault), TopSolid, Cimatron, Space-E của NTT DATA Engineering System (Japan), IronCAD và một đàn em sinh sau đẻ muộn nhưng khá nổi hiện nay là SpaceClaim.
  • Với khái niệm về CAD hiện đại thì một gói phần mềm CAD phải gồm 3 module chính sau:
1. Modeling - Dựng mô hình 3D, nhưng trước khi dựng được mô hình 3D chúng ta phải vẽ phác thảo (Sketching) rồi mới dựng được mô hình 3D (bao gồm cả 3D solid và 3D surface).



2. Assembly - Lắp ráp các chi tiết đơn lẻ thành cụm chi tiết hoặc lắp ráp các cụm nhỏ thành cụm chi tiết lớn hơn.

3. Drafting - Xuất bản vẽ kỹ thuật hay còn gọi là bản vẽ chế tạo với các thông tin về mặt cắt và một số thông tin yêu cầu kỹ thuật như độ cứng, độ nhám bề mặt ...

2. Ưu điểm của phần mềm CAD

  • Tạo và sửa lỗi dễ dàng hơn.
  • Trực quan hơn vì cho phép ta quan sát mô hình ở góc nhìn 3D với rất nhiều cách quan sát khác nhau.
  • Lưu và tái sử dụng các bản vẽ dễ dàng hơn bằng đĩa cứng hay CD.
  • Tăng độ chính xác. Do vẽ bằng máy tính nên chắc chắn bản vẽ xuất ra sẽ chính xác hơn làm bằng tay rất nhiều.
  •  Lưu trữ thành cơ sở dữ liệu để dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời chuyển file mô hình dễ dàng hơn Internet. Giảm thiểu thời gian trao đổi thảo luận giữa các kỹ sư ở các khu vực địa lý khác nhau. Gửi nhận qua email chỉ mất vài giây.
  • Việc phân tích, mô phỏng và kiểm tra mô hình 3D dễ dàng hơn.

3. Nhược điểm của phần mềm CAD

  • Thời gian và chi phí cho việc triển khai một hệ CAD là lớn.
  •  Thời gian và chi phí cho việc đào tạo người dùng CAD lớn. Tuy nhiên hiện nay nhờ nguồn tài liệu phong phú trên mạng Internet và các diễn đàn thảo luận mở nên cũng có phần dễ dàng hơn chút.
  •  Chi phí duy trì và nâng cấp cho phần mềm CAD là tương đối lớn.
  • Thời gian và chi phí cho việc chuyển các bản vẽ cũ vẽ bằng tay sang CAD cũng không nhỏ.
Nguồn: https://cammech.edu.vn/cad-la-gi-589-27.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ