I. Quan sát là gì?
Quan sát là hành động theo dõi hoặc xem xét một sự vụ,
hiện tượng
hoặc sự thay đổi để thu thập thông tin hoặc hiểu rõ hơn về nó. Quan sát có
thể được thực hiện thông qua việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính
giác, xúc giác và khứu giác để quan sát và ghi nhận các sự kiện, hành vi,
biểu hiện và các yếu tố khác trong môi trường xung quanh. Quan sát cũng có
thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm khoa học, nghiên cứu, giáo dục và
cuộc sống hàng ngày để thu thập thông tin và hiểu rõ hơn về thế giới xung
quanh chúng ta.
II. Kỹ năng quan sát là gì?
Kỹ năng quan sát là khả năng nhìn nhận, phân tích sự vật, hiện tượng trong môi
trường xung quanh để có kết luận chính xác về một vấn đề, tình huống nào đó. Đây
là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong nhiều ngành nghề và cuộc sống hằng
ngày của con người.
Khác với việc chỉ đơn thuần nhìn hay thấy, quan
sát là hành động tập trung vào mục đích nhất định với chủ ý rõ ràng. Bên cạnh
thị giác và tính cách của mỗi người, khả năng quan sát có thể được rèn luyện và
cải thiện theo thời gian.
III. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát đóng vai trò quan trọng và là một phần không thể thiếu trong
hành vi hằng ngày của con người. Tầm quan trọng và cần thiết của kỹ năng này bao
gồm
Khi quan sát vấn đề, đối tượng một cách tỉ mỉ, chúng ta dễ dàng phát hiện được
lỗ hổng hay các chi tiết nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhờ vậy có thể chủ động
đưa ra giải pháp để giải quyết, tránh những tình huống không mong muốn xảy
ra.
2. Đưa ra quyết định chính xác hơn
Kỹ năng quan sát tốt giúp
chúng ta thu thập thông tin một cách chi tiết, điều này nhằm hiểu rõ hơn về tình
huống và vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, góp phần đưa ra quyết định giải pháp
một cách chính xác hơn.
3. Phát triển sự sáng tạo
Kỹ năng quan
sát cẩn thận một tình huống cho phép chúng ta phát hiện ra các cách tiếp cận
sáng tạo để giải quyết vấn đề hoặc thúc đẩy sự phát triển. Đồng thời, nó cũng
giúp chúng ta nhạy cảm hơn với các sự kiện diễn ra xung quanh, từ đó có thể đánh
giá và ứng phó kịp thời với các tình huống.
4. Cải thiện kỹ năng giao
tiếp
Kỹ năng quan sát đồng thời cũng góp phần cải thiện
kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn như trong công việc, khi quan sát đặc điểm, tính cách, sở thích của
đồng nghiệp, chúng ta dễ dàng biết cách tiếp cận, trò chuyện giao lưu tốt hơn
với họ.
5. Xây dựng mối quan hệ
Kỹ năng quan sát giúp chúng ta
xây dựng các mối quan hệ tốt hơn. Nhờ khả năng thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ và
hành vi của người khác thông qua việc quan sát, chúng ta có thể tương tác và
giao tiếp hiệu quả hơn.
6. Thích ứng với sự thay đổi
Kỹ năng
quan sát giúp mỗi người dễ dàng nhận biết xu hướng, sự thay đổi trong môi trường
xung quanh. Điều này cho phép chúng ta cập nhật, điều chỉnh hành vi cũng như cải
thiện kỹ năng để thích ứng với sự thay đổi đó.
IV. Vai trò của kỹ năng quan
sát trong công việc
1. Tăng hiệu suất
Trong công việc, kỹ năng
quan sát đóng vai trò tích cực trong việc cải thiện năng suất làm việc, bằng
cách:
- Tìm ra, phân tích và xử lý vấn đề linh hoạt, hiệu quả
- Tăng cường khả
năng tập trung, tối ưu hóa quá trình làm việc
- Phát hiện được các sai sót
trong quá trình triển khai công việc, nhờ đó có thể ứng phó và sửa chữa kịp
thời
- Tiếp nhận thông tin cần thiết nhằm giải quyết vấn đề nhanh chóng và
hiệu quả, đồng thời có thể giải quyết các xung đột trong công việc.
2. Nâng
cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
Kỹ năng quan sát đóng góp vào quá
trình nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm:
- Phát hiện,
sửa chữa sai sót trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho khách
hàng
- Nắm rõ nhu cầu khách hàng, thị trường theo thời gian, từ đó giúp phát
triển sản phẩm/ dịch vụ, phù hợp với thị hiếu của thị trường.
- Đánh giá sự
hài lòng hay thái độ của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ. Nhờ đó có thể đưa ra
những cải tiến cần thiết để nâng cao chất lượng.
- Tạo ra môi trường làm việc
nhiều đồng lực, khuyến khích đội ngũ nhân viên cùng nhau nâng cao chất lượng sản
phẩm/ dịch vụ, hướng về mục tiêu chung của tổ chức.
3. Giải quyết vấn đề
linh hoạt
Kỹ năng quan sát cũng giúp mỗi cá nhân nhìn nhận vấn đề và
linh hoạt ứng phó với những vấn đề khẩn cấp, bao gồm:
- Phát hiện ra nguyên nhân
của vấn đề thông qua các dấu hiệu, tình huống, cảm nhận trong quá trình triển
khai công việc, nhờ đó có thể ngăn chặn hoặc xử lý sớm.
- Nắm rõ tình hình và
các yếu tố liên quan, nhờ đó có thể đưa ra giải pháp phù hợp để khắc phục vấn
đề.
- Đánh giá và tìm ra điểm yếu trong quá trình
giải quyết vấn đề
công việc. Từ đó giúp đưa ra các phương án hợp lý để rèn luyện, cải thiện, tăng
hiệu suất và nâng cao chất lượng công việc.
4. Cơ hội thăng tiến
Khả
năng quan sát giúp nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc giải quyết vấn
đề, khủng hoảng của doanh nghiệp. Điều này giúp họ được cấp trên đánh giá cao.
Có thể thấy, kỹ năng quan sát tốt góp phần rất lớn vào việc tạo ra các cơ hội
thăng tiến cho mỗi cá nhân.
V. Một số yếu tố thể hiện kỹ năng quan sát
tốt
1. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp
Một trong những khía
cạnh quan trọng của giao tiếp hiệu quả là khả năng lắng nghe. Khi sở hữu kỹ năng
này, chúng ta có thể tập trung vào đối phương, quan sát cách họ nói và hiểu
thông điệp họ muốn truyền tải, đồng thời phản hồi một cách phù hợp, chu đáo.
Hãy
chú ý đến những giao tiếp không lời của đối phương, ví dụ như biểu cảm nét mặt,
giọng nói, cử chỉ,... Để biết cách hành xử hợp lý và khiến đối phương cảm thấy
được tôn trọng. Bên cạnh đó, khi có kỹ năng quan sát tốt, chúng ta có thể đảm
bảo giao tiếp một cách chính xác và hiệu quả hơn.
2. Tư duy phản biện
Khi
có khả năng quan sát tốt, chúng ta dễ dàng thu thập thông tin một cách tỉ mỉ,
phân tích các khía cạnh khác nhau của vấn đề và đưa ra những kết luận có cơ
sở.
Kỹ năng quan sát giúp tập trung vào các chi tiết và thông tin
quan trọng, trong khi tư duy phản biện giúp đánh giá, phân tích và đưa ra những
kết luận có cơ sở từ những thông tin đó. Do đó, kỹ năng quan sát tốt có ảnh
hưởng đáng kể tới tư duy phản biện của mỗi người.
3. Trí tuệ cảm xúc
Trí
tuệ cảm xúc là khả năng đánh giá, điều chỉnh cảm xúc cũng như thấu hiểu và đồng
cảm với cảm xúc người khác. Khả năng này giúp kết nối với những mối quan hệ ý
nghĩa và cũng là công cụ giúp quan sát hiệu quả. Thông qua việc xác định được
trạng thái cảm xúc của người khác, chúng ta có thể biết cách phản ứng, hành xử
với họ sao cho phù hợp.
4. Chú ý đến các chi tiết nhỏ
Chú ý đến
các chi tiết nhỏ là khả năng tiếp cận và hoàn thành nhiệm vụ một cách kỹ lưỡng,
chính xác. Kỹ năng này góp một phần quan trọng đến việc tăng năng suất và giúp
quan sát hiệu quả hơn, thông qua việc để ý đến các chi tiết nhỏ, chúng ta có thể
phát hiện ra những vấn đề tiềm ẩn hoặc thông điệp toàn diện của một đối tượng
nào đó.
VI. Cách rèn luyện kỹ năng quan sát
1. Phân tích
Để
rèn luyện kỹ năng quan sát hiệu quả, việc phân tích, đánh giá thông tin một cách
chính xác để hiểu rõ hơn về vấn đề hoặc tình huống đang xảy ra là rất cần
thiết.
Khi phân tích, hãy cố gắng tập trung vào các chi tiết nhỏ, tìm
hiểu về các yếu tố có liên quan đến nhau, đồng thời tìm ra những thông tin quan
trọng để có thể hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại.
2. Cởi mở
Hãy
cởi mở trước khi quan sát, có nghĩa là luôn có niềm tin rằng còn nhiều điều mà
chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu từ thế giới xung quanh. Khi quan sát với
thái độ cởi mở, chúng ta có thể đạt được những kết quả tích cực hơn.
3. Kết
hợp đa giác quan
Hãy sử dụng nhiều giác quan hơn là đôi mắt khi tiến
hành quan sát, chẳng hạn như tai, mũi, trái tim hay những ngón tay để chạm vào,
điều này giúp chúng có cảm nhận sâu sắc hơn vào từng chi tiết và đưa ra những
suy luận phù hợp về tình huống, vấn đề đó.
4. Chú ý đến các chi tiết nhỏ
Các
chi tiết lớn thì dễ phát hiện và dễ quan sát, nhưng khi chú ý đến các chi tiết
nhỏ sẽ giúp chúng ta cải thiện kỹ năng quan sát tốt hơn.
Một ví dụ
đơn giản là khi quan sát một bức tranh, các chi tiết nhỏ như màu sắc, ánh sáng,
đường nét và kích thước có thể mang lại nhiều thông tin về bức tranh đó. Nếu chỉ
tập trung vào những chi tiết lớn và bỏ qua những chi tiết nhỏ, chúng ta sẽ bỏ
qua nhiều thông tin quan trọng và không thể hiểu được thông điệp đầy đủ của bức
tranh.
Khi trở nên thành thạo hơn trong việc quan sát các chi tiết
nhỏ, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn và đưa ra những suy luận chính xác hơn về
các tình huống hoặc đối tượng đang quan sát.
5. Sống chậm lại
Sẽ
rất khó để quan sát chi tiết mọi thứ nếu chúng ta luôn trong tình trạng vội
vàng, gấp gáp. Kỹ năng quan sát muốn được rèn luyện tốt đòi hỏi chúng ta phải có
thời gian để nhìn, phân tích và cảm nhận.
Do đó, hãy cố gắng tập thói
quen sống chậm lại, điều này không có ý nghĩa là cố gắng làm mọi thứ chậm rãi,
kéo dài. Mà là cố gắng tập trung vào từng hành động một cách cẩn thận, từ
tốn.
6. Tập trung
Kỹ năng quan sát chỉ được rèn luyện tốt ở ở
trong thời điểm mà chúng ta không bị phân tâm bởi bất kỳ điều gì khác ở bên
ngoài. Hãy cố gắng tập trung khi quan sát để có được những thông tin chi tiết,
đầy đủ và cần thiết.
Theo thời gian, kỹ năng quan sát bằng cách tập
trung đúng cách sẽ giúp chúng ta trở thành một người quan sát có kỹ năng nhạy
bén, nhanh nhẹn.
7. Không phán xét chủ quan
Kỹ năng quan sát đòi
hỏi mỗi cá nhân phải tập trung vào thực tế, quan tâm đến các thông tin, dữ kiện
có cơ sở và không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm, cảm xúc hoặc suy nghĩ cá
nhân.
Đánh giá, phán xét một cách chủ quan thể hiện sự không chuyên
nghiệp khi giải quyết vấn đề, đồng thời dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai
lầm, đặc biệt là người làm trong các lĩnh vực y tế, xây dựng,...
VII. Bài
tập kỹ năng quan sát cần rèn luyện
1. Quan sát ánh mắt
Một
nghiên cứu
đã chỉ ra rằng, chúng ta bị thu hút bởi đôi mắt từ khi còn bé. Trẻ sơ sinh
thường cố gắng nhìn vào ánh mắt của người lớn thay vì những chuyển động khác. Do
đó có thể nói, đôi mắt là gia vị của một cuộc giao tiếp.
Tuy nhiên,
để thực sự thấu hiểu và nhanh chóng nhận ra tâm trạng của đối phương, chúng ta
cần kết hợp với kỹ năng quan sát. Mỗi người có một thông điệp gửi gắm qua ánh
mắt là khác nhau. Do đó, cần quan sát thật tinh tế, kỹ lưỡng từng chi tiết để
hiểu thật sâu sắc đối phương.
2. Quan sát nét mặt
Biểu hiện trên
khuôn mặt có lẽ là cảm xúc dễ dàng nhận thấy nhất của đối phương. Chúng ta có
thể biết được một người đang hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, lo âu hay khó chịu
thông qua nét mặt.
Do đó, rèn luyện kỹ năng quan sát thông qua biểu
hiện nét mặt được xem là dễ nhất để biết được tâm trạng đối phương, từ đó để có
những cách hành xử phù hợp.
3. Quan sát cách thở
Thỉnh thoảng
chúng ta thường biểu hiện tâm trạng của mình qua hơi thở một cách vô thức. Do
đó, đây cũng là một yếu tố để rèn luyện kỹ năng quan sát trong việc nhận biết
tâm trạng của đối phương.
Nếu nhịp thở của đối phương tăng lên, đó
có thể là do họ đang căng thẳng, lo lắng hoặc sợ hãi về một vấn đề nào đó. Nếu
nhịp thở có phần nặng nề thì có thể đối phương đang mệt mỏi.
4. Quan sát cử
chỉ cơ thể
Cử chỉ, hành động cơ thể là một cách giao tiếp phi ngôn
ngữ cần sử dụng kỹ năng quan sát để thấu hiểu. Điều này giúp chúng ta dễ dàng
nhận ra được tâm tư tình cảm, suy nghĩ và vấn đề mà đối phương đang gặp phải.
Mỗi
người có một tín hiệu trong mỗi cử chỉ cơ thể khác nhau. Vì vậy, một kỹ năng
quan sát tốt sẽ giúp chúng ta nhận ra được ý nghĩa cử chỉ đó của đối phương.
Kỹ
năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng cần có và nên được rèn luyện
mỗi ngày. Mặc dù có thể mất một thời gian dài để thực hành xuất sắc, nhưng việc
nắm bắt kỹ năng quan sát sẽ mang lại nhiều cơ hội, đặc biệt là trong các mục
tiêu nghề nghiệp. Đồng thời giúp một người luôn sẵn sàng để ứng phó với bất cứ
tình huống nào trong cuộc sống.
Nguồn: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ky-nang-quan-sat