Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng – Revenue from Contracts with Customers, là một trong 16 chuẩn mực được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) từ năm 2001, giúp cung cấp cho các doanh nghiệp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng, góp phần cải thiện khả năng so sánh trong ngành, giữa các ngành và trên thị trường vốn.
Theo đó, các quy tắc này đã thay thế các chuẩn mực ghi nhận doanh thu cũ (IAS – Hợp đồng xây dựng, IAS 18 – Doanh thu) và hầu hết các hướng dẫn ghi nhận doanh thu khác .Nhờ vậy mà chuẩn mực IFRS 15 trở thành chuẩn mực ghi nhận doanh thu Quốc tế duy nhất mà các doanh nghiệp theo dõi. Việc cập nhật nhanh chóng các chỉnh sửa này để đưa vào mô hình doanh nghiệp là hết sức cần thiết.IFRS 15 được áp dụng tại Việt Nam
Đặc biệt ở Việt Nam, khi quá trình chuyển giao từ Chuẩn mực báo cáo tài chính riêng (VAS) sang Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) đang được diễn ra, các doanh nghiệp sẽ phải dành nhiều sự quan tâm hơn đến các thay đổi cấu trúc trong BCTC mà trước giờ chưa từng có tiền lệ.
Trước đó, các báo cáo doanh thu tại Việt Nam được trình bày theo chuẩn mực VAS 14: Doanh thu. Do chuẩn mực này đã được giữ nguyên trong vòng 20 năm nên các quy tắc ghi nhận doanh thu trong đó đã dần trở nên lỗi thời, thiếu tính minh bạch và độ chính xác thấp. Sự khác biệt cốt lõi nằm ở việc VAS 14 cho rằng doanh thu đến từ các sản phẩm và dịch vụ trong khi IFRS 15 đã phát triển khái niệm đó thành hợp đồng với khách hàng. Theo đó, số liệu ghi nhận doanh thu trong IFRS 15 sẽ là giá trị kỳ vọng mà doanh nghiệp dự kiến thu được từ việc hoàn thành hợp đồng.
Ví dụ, một doanh nghiệp đang bán một máy điều hòa với giá trị 10 triệu đồng đi kèm với dịch vụ lắp đặt miễn phí. Theo VAS 14, việc ghi nhận doanh thu sẽ được thực hiện ngay khi doanh nghiệp hoàn tất giao dịch với khách hàng. Còn với IFRS 15, doanh nghiệp sẽ phải xác định rõ 2 nghĩa vụ cần thực hiện là bán sản phẩm và thực hiện lắp đặt. Khi đó, ghi nhận doanh thu chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ và doanh thu nhận được từ việc bán máy điều hòa là dưới 10 triệu đồng.
Ngoài ra, IFRS cũng yêu cầu việc tách biệt rõ ràng giữ hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ và hợp đồng cung cấp sản phẩm dịch vụ đi kèm hoặc hợp đồng cung cấp các ưu đãi. Điều này sẽ giúp hạn chế việc trì hoãn hoặc làm gia tăng việc ghi nhận doanh thu.
- Các nghĩa vụ được thực hiện theo thời gian;
- Phương pháp đo lường tiến độ nhằm xác định mức độ hoàn thành của nghĩa vụ thực hiện;
- Doanh thu với quyền hoàn trả;
- Bảo hành;
- Nguyên tắc giao dịch bán hàng qua đại lý;
- Quyền chọn của khách hàng cho hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung;
- Quyền lợi không thực hiện của khách hàng;
- Phí trả trước không hoàn lại;
- Bản quyền;
- Hợp đồng mua lại;
- Hợp đồng ký gửi;
- Hợp đồng đã xuất hóa đơn nhưng chưa giao hàng;
- Chấp nhận của khách hàng;
- Thuyết minh về phân tách doanh thu.
Mô hình 5 bước trong IFRS 15
Đối với chuẩn mực VAS 14, khi định nghĩa doanh thu còn bị bó buộc thì việc
thực hiện ghi nhận doanh thu cũng đơn giản hơn rất nhiều so với chuẩn mực
IFRS 15. Để ghi nhận được chính xác các nội dung có trong IFRS 15, doanh
nghiệp sẽ phải đi theo khung mô hình 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng
- Tất cả các đối tượng trong hợp đồng đã phê duyệt;
- Quyền của mỗi bên liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa, dịch vụ có thể xác định được;
- Điều khoản thanh toán liên quan đến hàng hóa dịch vụ được chuyển giao có thể được xác định;
- Hợp đồng có tính chất thương mại;
- Có khả năng chắc chắn rằng đơn vị có thể thu được tiền từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
Các hợp đồng không đạt đủ các điều kiện trên sẽ được xem xét và đánh giá lại khả năng áp dụng IFRS 15 theo các hướng dẫn đã được đề cập từ trước. Nếu có bất kỳ sửa đổi nào được thực hiện, nội dung đó sẽ được tính như là một hợp đồng riêng biệt hoặc kế toán như khoản sửa đổi hợp đồng cho hợp đồng hiện tại của khách hàng.
Các hợp đồng sẽ được gộp làm một khi chúng được ký kết cùng lúc hoặc gần như và được đàm phán trong cùng một thỏa thuận, hay việc thanh toán của các hợp đồng phụ thuộc vào nhau, hoặc các nghĩa vụ về hàng hóa / dịch vụ được tính là chung một nghĩa vụ thực hiện.
Bước 2: Xác định nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng
- Một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc gói hàng hóa, dịch vụ) tách biệt;
- Một nhóm các hàng hóa, dịch vụ riêng biệt về cơ bản là giống nhau và có cùng một cách thức chuyển giao cho khách hàng.
Bước 3: Xác định giá giao dịch
Giá giao dịch là số tiền mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Để xác định được giá giao dịch một cách chính xác, doanh nghiệp sẽ phải đối chiếu lại với các giao dịch với khách hàng trong khoảng thời gian trước.
Một khoản thanh toán biến đổi sẽ xuất hiện khi hợp đồng đề cập đến một yếu tố có thể làm thay đổi giá thanh toán. Khi đó, giá giao dịch sẽ được ước tính thông qua giá trị có thể xảy ra nhất khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ với khách hàng. Khoản tiền thanh toán có thể biến đổi cũng có thể được xem xét nếu quyền nhận tiền thanh toán của đơn vị tiềm ẩn xảy ra trong tương lai.
Để hạn chế sự thiếu chắc chắn của các khoản thanh toán biến đổi, chuẩn mực cũng đề cập đến một số giới hạn thanh toán mà doanh nghiệp có thể ghi nhận. Đặc biệt, khoản tiền thanh toán có thể biến đổi được bao gồm trong giá giao dịch nếu, và đến một mức mà có khả năng gần như chắc chắn rằng việc ghi nhận số tiền này không dẫn đến việc phải hoàn nhập một khoản doanh thu đáng kể trong tương lai khi mà sự không chắc chắn đã được làm rõ. Đối với các khoản doanh thu tiền bản quyền hoặc doanh thu phát sinh từ sử dụng giấy phép sở hữu trí tuệ, chúng chỉ được ghi nhận việc thực hiện cam kết được diễn ra.
Bước 4: Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng
Nếu một hợp đồng bao gồm nhiều nghĩa vụ thực hiện (Bước 2), đơn vị sẽ
phải phân bổ giá giao dịch (Bước 3) cho các nghĩa vụ thực hiện này bằng
cách tham chiếu đến giá bán riêng lẻ của hàng hóa, dịch vụ.
- Phương pháp định giá thị trường có điều chỉnh
- Phương pháp chi phí dự tính cộng lợi nhuận biên
- Phương pháp giá trị còn lại (chỉ được phép sử dụng trong một vài trường hợp nhất định)
Khi các giá bán riêng lẻ bị ảnh hưởng bởi chiết khấu chung phân bố giữa các nghĩa vụ thực hiện thì ước tính này chỉ mang tính tương đối. Đặc biệt, một khoản chiết khấu có thể chỉ phân bố cho một số nghĩa vụ nhất định.
Bước 5: Ghi nhận doanh thu khi đơn vị thỏa mãn nghĩa vụ thực hiện
Doanh thu được ghi nhận khi khả năng kiểm soát được thông qua, theo thời gian hoặc tại một thời điểm.
Một doanh nghiệp ghi nhận doanh thu qua thời gian nếu một trong các điều kiện sau đây thỏa mãn:- Khách hàng đồng thời nhận và sử dụng tất cả các lợi ích theo nghĩa vụ hợp đồng;
- Công việc do công ty thực hiện tạo ra hoặc nâng cấp tài sản do khách hàng kiểm soát;
- Công việc do công ty thực hiện không tạo ra tài sản có công dụng thay thế cho công ty và công ty có quyền nhận được khoản thanh toán cho công việc đã thực hiện đến thời điểm hiện tại
- Doanh nghiệp có quyền nhận được khoản thanh toán từ tài sản
- Doanh nghiệp đã chuyển giao tài sản
- Quyền sở hữu hợp pháp của tài sản
- Rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản
- Khách hàng chấp nhận tài sản
*Thông tin khác
Nguồn: https://smarttrain.edu.vn/ifrs-15-doanh-thu-tu-hop-dong-voi-khach-hang-video-cap-nhat/