Kế toán tổng hợp đảm nhận các công việc như lập và duy trì sổ sách kế toán, kiểm tra, phân tích số liệu tài chính, lập báo cáo tài chính, quản lý các khoản thu, chi, nhập, xuất,... Họ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, minh bạch của thông tin tài chính và tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành.
Kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm tổng thể từ những số liệu chi tiết đến toàn bộ dữ liệu trên sổ kế toán, họ cần ghi chép, phân tích, phản ánh và thống kê tất cả các số liệu, dữ liệu trên các tài khoản, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Đây là bộ phận đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động và giải quyết các vấn đề tài chính một cách chính xác. Kế toán tổng hợp cũng có thể được giao nhiệm vụ xác định cách để tiết kiệm tài chính hoặc nâng cao hiệu quả trong tổ chức của họ. Điều này có thể bao gồm việc đề xuất các hệ thống, phần mềm mới để hợp lý hóa quy trình kế toán, đề xuất thay đổi các chính sách và thủ tục nội bộ.
1. Vai trò của một kế toán tổng hợp
- Đảm bảo các sổ sách kế toán của doanh nghiệp được cập nhật đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn, cho thấy tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin kế toán
- Báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính hiện tại
- Kế toán tổng hợp thường phân tích các tài khoản kế toán để đánh giá hiệu quả kinh doanh, điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các chi phí, lợi nhuận cũng như tài sản của mình, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp và những điều chỉnh cần thiết
- Hỗ trợ cho các bộ phận khác về những vấn đề liên quan đến kế toán & tài chính. Với những kiến thức và kinh nghiệm của mình, kế toán tổng hợp có thể giúp các bộ phận khác hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định phù hợp.
2. Công việc hàng ngày
- Thu thập, xử lý và lưu trữ các số liệu, dữ liệu trên các chứng từ kế toán phát sinh
- Lập phiếu thu - chi, phiếu xuất hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng,... tại các thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tránh tình trạng chậm trễ gây thiếu sót trong quá trình khớp quỹ, kiểm kê hàng hóa tồn kho mỗi ngày
- Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, hóa đơn trước khi đưa vào sổ sách kế toán
- Xem xét các đơn đặt hàng trước khi xử lý để đảm bảo rằng chúng tuân thủ các chính sách của công ty
3. Công việc hàng tháng
- Quản lý, theo dõi công nợ của bên thứ ba như nhà cung cấp, khách hàng
- Kê khai các hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng đó
- Lập các tờ khai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn, các loại thuế đi kèm trong trường hợp doanh nghiệp cần nộp báo cáo theo tháng
- Tạo bảng tính lương, thời gian tăng ca, các khoản bảo hiểm, tiền thưởng, phụ cấp cần trả cho người lao động
- Tính giá trị của các hàng hóa tồn kho, giá vốn hàng hóa bán, khấu hao tài sản cố định,...
- Nhiệm vụ hàng quý
- Kiểm tra, rà soát lại các hóa đơn, chứng từ được cập nhật trên sổ kế toán, từ đó lập tờ khai giá trị gia tăng theo quý, tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
- Lập báo cáo tài chính theo quý, báo cáo quản trị theo yêu cầu của cấp trên.
4. Nhiệm vụ hàng năm
a. Đầu năm
- Kê khai, nộp thuế môn bài đầu năm cho cơ quan thuế. Thông thường, thời hạn kê khai và nộp thuế vào ngày 31/1, nếu doanh nghiệp mới thành lập thì thời hạn là trong vòng 30 ngày từ khi được cấp giấy phép kinh doanh
- Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân (vào tháng 12 hoặc quý 4), tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp vào quý 4 trong năm trước liền kề
- Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước liền kề, thời hạn nộp trong vòng 90 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo.
b. Cuối năm
- Lập báo cáo tài chính của năm, trong đó bao gồm báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối số phát sinh tài khoản
- Kiểm kê, đối soát chứng từ, hóa đơn, hạch toán tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng còn sót, tránh tình trạng để qua năm mới hạch toán, bởi như vậy sẽ ảnh hưởng đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ.
- Đối chiếu với sổ quỹ, quỹ tồn thực tế, tiến hành kiểm kê kho hàng, tài sản, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, đồng thời đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.
- Ngoài những công việc theo từng giai đoạn như trên, một kế toán tổng hợp còn phải linh hoạt phối hợp công việc từ kế toán trưởng và các kế toán viên khác, một số nhiệm vụ bao gồm:
- Đề xuất các phương hướng xử lý công việc liên quan đến kế toán, tài chính còn mắc phải nhiều vấn đề, sai sót của doanh nghiệp
- Quản lý, kiểm kê các hồ sơ, chứng từ, sổ sách kế toán trong thời hạn được quy định
- Phân tích số liệu trên báo cáo tài chính, tham gia vào quá trình giải trình, quyết toán thuế tại doanh nghiệp
- Tiến hành điều chỉnh các nghiệp vụ nộp phạt thuế doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan thuế
- Tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ đối ngoại như Cục thuế, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng,…
- Chuẩn bị ngân sách và dự báo nhu cầu dòng tiền trong tương lai thông qua các số liệu bán hàng dự kiến
- Xem xét các đơn đặt hàng trước khi xử lý nhằm đảm bảo rằng chúng tuân thủ các chính sách của doanh nghiệp
- Xem xét dữ liệu tài chính để xác định xu hướng, cơ hội và rủi ro nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ke-toan-tong-hop