Kiểm toán nội bộ trong hệ thống quản trị rủi ro của Doanh nghiệp

2024/06/26

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong bộ máy hoạt động của toàn tổ chức. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa nhận thức đúng hoàn toàn về vai trò của kiểm toán nội bộ trong hoạt động của doanh nghiệp. Làm thế nào để bộ phận kiểm toán nội bộ có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn?
Kiểm toán nội bộ thực hiện việc đánh giá độc lập khách quan đối với hệ thống quản trị rủi ro và làm gia tăng giá trị cho hệ thống này thông qua các nguyên tắc của kiểm toán nội bộ. Đối tượng của kiểm toán nội bộ bao gồm rủi ro, kiểm soát và quản trị (GRC). Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện chức năng đánh giá đảm bảo (assurance) hoặc đánh giá tư vấn (consulting).

1. Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro doanh nghiệp

Trong nhiều doanh nghiệp, vai trò của Kiểm toán nội bộ đối với hệ thống rủi ro có thể thay đổi theo nhiều cách thức sau:
  • Không có vai trò gì
  • Sử dụng rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán nội bộ
  • Cung cấp thông tin chi tiết và dữ liệu lịch sử về các sự kiện rủi ro được xác định bởi các kết quả kiểm toán nội bộ.
  • Hỗ trợ liên tục và tham gia vào quá trình quản lý rủi ro như tham gia vào các ủy ban giám sát, các hoạt động giám sát và báo cáo tình trạng rủi ro.
  • Quản lý và điều phối quá trình quản trị rủi ro
Quản lý cấp cao và hội đồng quản trị sẽ xác định vai trò của hoạt động kiểm toán nội bộ trong quy trình quản lý rủi ro của tổ chức. Trong hầu hết các tổ chức, kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả của quản lý rủi ro doanh nghiệp và đề xuất các cải tiến. Họ đóng góp vào hệ thống quản trị rủi ro (ERM) thông qua các hoạt động bảo đảm và tư vấn.
Là một bộ phận trong tổ chức, hoạt động kiểm toán nội bộ phải tuân thủ các chính sách và thủ tục của tổ chức, bao gồm các quy trình quản lý rủi ro và phải sử dụng các phương pháp quản lý rủi ro trong thiết kế và thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ.

2. Vai trò đảm bảo

Tổ chức cần phải đảm bảo rằng các quy trình quản lý rủi ro đang hoạt động như mong đợi và các rủi ro chính đang được quản lý ở mức có thể chấp nhận được. Trong hầu hết các tổ chức, sự đảm bảo này đến từ các nguồn khác nhau và ở các cấp độ khác nhau. Các báo cáo này được tăng cường bởi sự đảm bảo khách quan về kiểm toán bên ngoài, đánh giá chuyên gia và kiểm toán nội bộ.
Cung cấp sự bảo đảm là đóng góp cốt lõi của hoạt động kiểm toán nội bộ đối với quản lý rủi ro. KTV thường cung cấp sự bảo đảm về:
  • Các quy trình quản lý rủi ro, bao gồm thiết kế của họ và mức độ hoạt động của chúng.
  • Quản lý các rủi ro chính, bao gồm hiệu quả của các biện pháp kiểm soát và các hoạt động khác.
  • Đánh giá rủi ro và báo cáo về tình trạng rủi ro và kiểm soát.
Việc cung cấp sự bảo đảm yêu cầu KTV xây dựng ý kiến về phương pháp quản lý rủi ro của tổ chức bởi các nhóm hoặc cá nhân quan trọng liên quan đến quản trị doanh nghiệp, bao gồm hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán. Kiểm toán nội bộ cũng phải xác định xem các quy trình quản lý rủi ro có đủ để bảo vệ tài sản, danh tiếng và hoạt động liên tục của tổ chức hay không.

3. Vai trò tư vấn

Kiểm toán nội bộ cũng có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm cải thiện quy trình quản lý rủi ro kiểm soát tổ chức như sau:
  • Đạo tạo về rủi ro bằng các công cụ hoặc công nghệ trong hoạt động kiểm toán và chia sẽ các công cụ đó.
  • Giới thiệu quản trị rủi ro vào tổ chức và chia sẻ kiến thức chuyên môn về hoạt động kiểm toán nội bộ.
  • Tư vấn, tổ chức hội thoải và huấn luyện tổ chức.
  • Đóng vai trò trung tâm trong việc điều phối, giám sát và báo cáo rủi ro.
  • Hỗ trợ các nhà quản lý khi họ làm việc để giảm thiểu rủi ro.

Nguồn: https://fmit.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-kiem-toan-noi-bo-doi-voi-he-thong-quan-tri-rui-ro-doanh-nghiep


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ