Kiến thức tài chính là gì?
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Kiến thức tài chính là gì?
Tài chính là thuật ngữ quen thuộc tác động và gắn liền đến mọi mặt trong lĩnh vực kinh tế. Mỗi chúng ta cần có một nền kiến thức tài chính cơ bản để phục vụ nhu cầu quản lý tài chính cá nhân hoặc bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức tài chính, bản chất và vai trò.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Kiến thức tài chính là gì?
Tài chính là thuật ngữ quen thuộc tác động và gắn liền đến mọi mặt trong lĩnh vực kinh tế. Mỗi chúng ta cần có một nền kiến thức tài chính cơ bản để phục vụ nhu cầu quản lý tài chính cá nhân hoặc bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức tài chính, bản chất và vai trò.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Kiến thức tài chính là gì?
Tài chính là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ việc quản lý,
sử dụng khoản tiền của mình một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể
kinh tế - xã hội. Ví dụ như đầu tư, gửi tiết kiệm, vay, cho vay,... Khái niệm
kiến thức tài chính tương đối mơ hồ và khó hình dung, tài chính thể hiện 3
chức năng:
- Đầu tiên là theo dõi, kiểm soát sự biến động của các nguồn tài chính khi hình thành quỹ tiền tệ nhằm đánh giá sự phù hợp của cơ chế tài chính do Nhà nước quy định và có sự điều tiết hợp lý.
- Hai là, phản hồi - Chức năng này được ứng dụng nhằm điều chỉnh việc phân phối của cải xã hội theo mô hình giá trị.
- Cuối cùng là chức năng huy động, khả năng khai thác và tổ chức vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, phải tuân theo quan hệ cung - cầu của thị trường. Khi cả 3 chức năng này kết hợp, hỗ trợ với nhau sẽ giúp cho cá nhân/doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
2. Bản chất và vai trò của tài chính
Khi xã hội xuất hiện phân công lao động, sản xuất và hàng hóa ra đời. Dẫn đến
quá trình trao đổi mua bán giữa các chủ thể.
2.1. Bản chất
Hoạt động bên ngoài của tài chính là hoạt động thu và trả nợ của nhiều chủ
thể. Nhưng bản chất bên trong là mối quan hệ giữa người gửi và bên vay vốn.
Bản chất của tài chính biểu hiện trong những quan hệ thiết yếu sau:
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp với nhau và trong nội bộ các chủ thể đó.
- Quan hệ kinh tế giữa quốc gia này với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
2.2. Vai trò
Tài chính giữ vai trò vô cùng to lớn, là tiền đề phát triển của một quốc gia
và quản lý xã hội. Vai trò cụ thể của tài chính là: Tài chính là công cụ điều
tiết tiền tệ quốc gia:
- Qua việc phân bổ tạo thành quỹ tiền tệ ở mọi lĩnh vực của nền tài chính.
- Quỹ tiền tệ Nhà nước được dùng nhằm phục vụ cho mục tiêu xã hội.
- Nhà nước dùng tài chính làm công cụ điều tiết nền kinh tế tầm vĩ mô.
Tài
chính điều tiết thông qua ảnh hưởng đối với mọi quan hệ kinh tế hoạt động theo
chính sách của Nhà nước và các hoạt động đầu tư - thương mại phù hợp với chủ
trương của Nhà nước đối với kinh tế. Kiểm soát và quản lý các mối quan hệ kinh
tế phù hợp với sự biến động của nền kinh tế. Bản chất và vai trò kiến thức tài
chính Bản chất và vai trò kiến thức tài chính
3. Hệ thống kiến thức tài chính
Hệ thống tài chính là tổng hợp mọi nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc
dân. Các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau để thúc đẩy và khuyến
khích quá trình phát triển chung của thị trường tài chính.
3.1. Tài chính công
Tài chính công phản ánh thực trạng nền kinh tế trong quá trình tạo lập và sử
dụng các quỹ công. Tức là tất cả các hoạt động thu nhập và chi tiêu bằng tiền
của Nhà nước. Mục đích là phục vụ và thực hiện các chức năng chung của toàn xã
hội.
3.2. Tài chính doanh nghiệp
Là hệ thống phản ánh sự vận động, biến đổi của các nguồn vốn tài chính, tiền
tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có rất nhiều công ty
sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ để cải thiện thu nhập và lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này cần được tính toán kỹ
lưỡng để đảm bảo ổn định tài chính của công ty và tránh rủi ro. Trong tài
chính doanh nghiệp, báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt
động và dòng tiền. Việc lập báo cáo tài chính được kiểm toán viên thu thập và
kiểm tra để lập báo cáo tài chính hàng năm hoàn chỉnh. Kỳ báo cáo phải tuân
theo quy định của nhà nước. Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì? Cách quản trị
rủi ro hiệu quả. Tại đây Ảnh hưởng của công nghệ tài chính (Fintech) đối với
lĩnh vực ngân hàng.
3.3. Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường mà các doanh nghiệp có thể trao đổi chứng
khoán, hàng hóa, dịch vụ hoặc những thứ có giá trị khác. Nói một cách đơn
giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán các phương tiện
thanh toán và công cụ tài chính.
3.4. Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và giữa
các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên trong việc trao đổi,
mua bán hàng hóa, dịch vụ và trong việc luân chuyển vốn. Hệ thống tài chính
cũng bao gồm tài chính cá nhân và hộ gia đình và tài chính trung gian (cho vay
và bảo hiểm). Hệ thống kiến thức tài chính Hệ thống kiến thức tài chính
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://www.vib.com.vn/vn/cam-nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/kien-thuc-tai-chinh-la-gi?