Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Tiền

2024/06/26

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán phần hành tiền là 1 trong những phần hành đầu tiên các thực tập sinh kiểm toán cần nắm rõ các bước thực hiện thủ tục. Phối hợp kỹ năng Excel và kiến thức kiểm toán thực hành, …

1. Lý do kiểm toán phần hành tiền được cho là phần hành đơn giản và ít rủi ro nhất

Tuy nhiên, vẫn cần có sự cẩn thận và phương pháp kiểm toán khoa học để đảm bảo tính chính xác và trung thực của số liệu trong báo cáo tài chính. Các nhà kiểm toán thường phải đảm bảo rằng các quy trình kiểm toán vẫn được thực hiện đầy đủ và hợp lý để tránh bỏ sót các lỗi tiềm ẩn hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến sự chính xác của báo cáo tài chính.

2. Tài liệu cần thu thập

Trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán tiền mặt và tương đương tiền mặt trong một doanh nghiệp, bạn cần thu thập một số tài liệu quan trọng để hỗ trợ quá trình kiểm toán. Dưới đây là các tài liệu chính mà bạn cần thu thập:

Sổ sách tiền mặt

Đây là tài liệu ghi chép các giao dịch liên quan đến tiền mặt, bao gồm các khoản thu, chi, và các khoản thu chi khác.

Báo cáo ngân hàng

Báo cáo chi tiết các hoạt động tài chính liên quan đến tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, bao gồm số dư đầu kỳ, các giao dịch nộp/rút tiền, phí dịch vụ, lãi suất, và số dư cuối kỳ.

Phiếu thu, phiếu chi

Là các chứng từ ghi lại các khoản thu và chi tiền mặt của doanh nghiệp. Cần kiểm tra tính hợp lý và tính chính xác của các thông tin trên phiếu.

Các chứng từ hỗ trợ khác

Bao gồm các hóa đơn, biên lai, và các chứng từ khác liên quan đến các khoản chi tiền mặt, ví dụ như hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán dịch vụ, các giấy tờ chứng minh các khoản thu từ khách hàng.

Báo cáo tài chính

Đây là tài liệu chứa các thông tin tài chính tổng hợp của doanh nghiệp, bao gồm các số liệu về tiền mặt và tương đương tiền mặt. Kiểm tra các số liệu trong báo cáo tài chính sẽ giúp xác nhận tính chính xác của số liệu tiền mặt.

Chính sách và thủ tục quản lý tiền mặt

Xem xét và kiểm tra các chính sách và thủ tục quản lý tiền mặt của doanh nghiệp để đảm bảo rằng các hoạt động quản lý tiền mặt được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật.

Thông tin liên quan từ các bộ phận khác

Liên hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp để thu thập thêm thông tin liên quan đến các khoản thu và chi tiền mặt, ví dụ như thông tin từ bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng, hoặc bộ phận mua hàng.

3. Các thủ tục với kiểm toán phần hành tiền được tiến hành như thế nào?

Chứng kiến kiểm kê (Physical observation)

Bạn có thể hiểu đơn giản là ngồi quan sát việc đếm tiền của thủ quỹ. Nhưng không được phép động vào tiền để tránh trường hợp bị liên đới trách nhiệm trong trường hợp mất mát, sai sót.
Sau khi chứng kiến kiểm kê, bạn sẽ lấy biên bản kiểm kê bao gồm các chữ kí của kế toán trưởng, thủ quỹ còn bạn là người chứng kiến kiểm kê.

Đối chiếu số dư (Reconciliation)

Phần này bạn sẽ cần lấy số dư mà kế toán ghi trên sổ kế toán, để lọc trên bảng cân đối thử ra từng tài khoản. Sau đó so sánh với số dư trên Sổ phụ ngân hàng, chính là bảng kê giao dịch mà các ngân hàng gửi cho mình hàng tháng. Đối chiếu xong thì bạn ghi nhận vào file rồi kiểm tra xem có sai gì không.

Thủ tục đánh giá lại (Revaluation)

Đây là thủ tục quy đổi các số dư ngoại tệ ra đồng Việt Nam để lên Báo cáo tài chính. Phần này bạn truy cập lên trang Web của các ngân hàng để lấy tỷ giá mua vào (không lấy tỷ giá bán ra). Lấy phần ngoại tệ nhân với tỷ giá quy đổi rồi so sánh đối chiếu với số dư đã ghi nhận của kế toán để tìm ra các sai sót trọng yếu.

Thủ tục gửi thư xác nhận (Confirmation)

Bạn cần lấy số dư trên sổ, tên và địa chỉ của các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản. Sau đó điền thông tin rồi gửi thư xác nhận đi, và chờ ngày thư về sau đó đối chiếu với các ghi nhận kế toán.
Trường hợp gửi thư xác nhận đến lận thứ 3 nếu vẫn không nhận được hồi âm, bạn có thể xem xét mức trọng yếu của mục đó để đưa ra quyết định có thể bỏ qua hay lựa chọn các thủ tục khác thay thế.

Thủ tục cut-off (Test Cut-off)

Bạn sẽ lấy sổ kế toán rồi lọc ra những giao dịch giữa hai ngân hàng với nhau vào những ngày cuối năm nay và đầu năm sau. Sau đó bạn đối chiếu giao dịch với sao kê ngân hàng để xem chúng có bị ghi nhận nhầm giữa hai năm hay không.

4. Một số lưu ý trong quá trình thực hiện phần hành tiền

  • Kiểm tra hệ thống kiếm soát nội bộ để tránh trường hợp gian lận.
  • Xem xét thêm một số nghiệp vụ bất thường như có khoản chi tiền mặt nào lớn so với mức trọng yếu không. Hoặc có nghiệp vụ nào chuyển khoản ra vào từ một tài khoản cá nhân không.
  • Khi gửi thư xác nhận thì kiểm toán viên sẽ tự gửi và phải gửi quay lại bằng địa chỉ của Công ty kiểm toán. Không gửi qua khách hàng.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ