1. Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái hay còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá.
Đây là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền hai nước. Hiểu một cách đơn giản
thì đây là việc chuyển đổi giá của đồng tiền này sang đồng tiền của quốc gia
khác. Hoặc cụ thể hơn chính là số lượng tiền tệ cần thiết để mua 1 đơn vị
tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái Việt Nam là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị đồng
tiền nước ngoài.
Ví dụ: Tỷ giá USD/VND = 23.070 tức là 1 USD = 23.070 VNĐ hay 23.070 VND sẽ mua được 1 đồng USD.
2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái khác
nhau. Mỗi cách phân loại sẽ dựa vào những đặc điểm riêng biệt. Cụ thể, chúng
tôi giới thiệu đến bạn một số cách phân loại tỷ giá hối đoái như sau:
2.1. Dựa vào đối tượng xác định tỷ giá
Theo cách phân loại này sẽ có 2 loại tỷ giá hối đoái như sau:Tỷ giá hối đoái
chính thức: Do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố. Dựa trên tỷ giá này thì
các ngân hàng thương mại hay các đơn vị tín dụng sẽ tính được tỷ giá mua vào,
bán ra, hoán đổi của một cặp tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái thị trường: Được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu của
thị trường ngoại hối.
2.2. Dựa vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: Tỷ giá hiện tại của một loại tiền tệ mà không tính đến yếu tố lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái hoán thực: Tỷ giá hiện tại của một đồng tiền tệ có tính đến yếu tố lạm phát.
2.3. Dựa vào phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá này thường được niêm yết tại các ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Thông thường thì tỷ giá thư hối sẽ thấp hơn so với tỷ giá điện hối.
2.4. Dựa vào thời điểm giao dịch ngoại hối
- Tỷ giá mua: Tỷ giá mà ngân hàng chấp nhận mua ngoại hối
- Tỷ giá bán: Tỷ giá mà ngân hàng đồng ý bán ngoại hối ra
Thông thường để đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng thì tỷ giá bán bao giờ
cũng sẽ lớn hơn tỷ giá mua.
2.5. Dựa vào kỳ hạn thanh toán
- Tỷ giá giao ngay: là tỷ giá do các tổ chức tín dụng niêm yết tại thời điểm giao ngay hoặc do 2 bên đưa ra thỏa thuận. Việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện trong vòng 2 ngày kể từ ngày cam kết.
- Tỷ giá kỳ hạn: là tỷ giá do tổ chức tín dụng tự tính hoặc thỏa thuận giữa 2 bên. Tuy nhiên tỷ giá này phải đảm bảo nằm trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn của Ngân hàng nhà nước.
3. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức mà một đất nước quản lý đồng tiền của
nước mình. Ở mỗi nước khác nhau thì chế độ tỷ giá hối đoái cũng sẽ khác
nhau. Tuy nhiên thông thường sẽ có 3 chế độ tỷ giá hối đoái gồm: tỷ giá hối
đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái thả nổi có kỳ hạn và tỷ giá hối đoái cố định.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi
- Tỷ giá hối đoái thả nổi là loại tỷ giá được xác định dựa trên mối quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá này thay đổi phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu của thị trường mà không có bất kỳ một sự can thiệp nào từ phía nhà nước.
- Việc sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái này sẽ giúp cho nguồn lực được cân bằng và phân bố hiệu quả. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi giúp cho nền kinh tế thế giới được ổn định, cán cân thanh toán trở nên cân bằng, hạn chế được các rủi ro và bất lợi đối với nền kinh tế.
- Tuy nhiên, thực tế trên thế giới hiện nay không có một quốc gia nào áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái này. Đa phần các chính phủ sẽ can thiệp nhằm hạn chế những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
- Tỷ giá hối đoái cố định
- Tỷ giá hối đoái cố định là tỷ giá được ngân hàng nhà nước thiết lập và duy trì. Việc sử dụng tỷ giá hối đoái cố định giúp cho môi trường đầu tư nước ngoài ổn định, làm giảm tỷ lệ lạm phát đồng thời giảm thiểu tối đa sự biến động của thị trường.
- Tuy nhiên, chế độ tỷ giá hối đoái này lại không được sử dụng tại các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, việc duy trì chế độ tỷ giá này trong một thời gian dài có thể dẫn đến mất cân bằng cán cân thanh toán.
- Tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết (hay còn gọi là tỷ giá hối đoái linh hoạt) là tỷ giá nằm giữa chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Tỷ giá này biến động theo mối quan hệ cung – cầu trên thị trường nhưng vẫn có sự can thiệp của ngân hàng trung ương. Đây là chế độ tỷ giá hối đoái đang được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng.
- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết tương đối ổn định nên góp phần ổn định kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế, đảm bảo tính độc lập tương đối của các chính sách tiền tệ…
Trong trường hợp thị trường ngoại hối có biến động quá lớn, ảnh hưởng đến an
toàn chung nền kinh tế thì ngân hàng trung ương sẽ đưa ra các giải pháp cần
thiết giúp ổn định lại thị trường.
4. Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái
- Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là cách thức hình thành tỷ giá hối đoái. Mỗi quốc gia ở mỗi thời kỳ sẽ có những phương pháp xác định tỷ giá hối đoái khác nhau. Tuy nhiên đều được xác định thông qua 2 phương pháp cơ bản là: tiếp cận thị trường tài sản và tiếp cận thị trường tiền tệ.Phương pháp tiếp cận thị trường tiền tệ
- Theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái được xác định dựa trên lý thuyết ngang bằng về sức mua.
- Như vậy:
- Khi các điều kiện khác không thay đổi, lượng cung tiền tương đối của một nước tăng lên thì tỷ lệ tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước đó với đồng tiền nước khác cũng tăng theo.
- Tương tự, khi các điều kiện khác như nhau, tỷ lệ lạm phát tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của tỷ giá hối đoái.
- Các điều kiện khác không thay đổi, sự gia tăng của thu nhập sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái.Phương pháp tiếp cận thị trường tài sản
- Theo phương pháp tiếp cận thị trường tài sản, người ta xem tỷ giá hối đoái là giá cả tương đối của hai tài sản với nhau, được tính dựa trên sức mua tương lai của tài sản đó.
- Chính vì vậy, theo phương pháp này thì tỷ giá hối đoái sẽ chịu sự tác động của các yếu tố như:
- Tỷ suất sinh lời dự kiến của khoản tiền được giao dịch trên thị trường ngoại hối
- Khả năng chuyển đổi tài sản
- Các rủi ro của tài sản
5. Công thức tính tỷ giá hối đoái
Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá
Để tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá, người ta sẽ sử dụng công thức sau:
Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá:
Công thức tính tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và định giá:
Để tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá, người ta sẽ sử dụng công thức sau:
Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (Định giá/USD)Tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá
Công thức tính tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá:
Yết giá/định giá = (USD/định giá) / (USD/yết giá)Tính tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và định giá
Công thức tính tỷ giá giữa đồng tiền yết giá và định giá:
Yết giá/định giá = (Yết giá/USD) / (USD/định giá)
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố khác nhau. Sau đây chúng tôi tổng hợp cho bạn một số yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như:
- Tỷ lệ lạm phát
- Việc thay đổi tỷ lệ lạm phát là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc đến tỷ giá hối đoái. Tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái tăng, tức là giá trị đồng nội tệ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát trong nước thấp hơn nước ngoài tức là tỷ giá hối đoái giảm, giá trị đồng nội tệ tăng.
- Lãi suất
- Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngoài dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm. Và ngược lại, trong trường hợp lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ tăng.
- Nợ công
- Bên cạnh tỷ lệ lạm phát, lãi suất thì nợ công cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Bởi lẽ, nợ công tăng dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao, điều này gây ra tác động gián tiếp đến tỷ giá hối đoái.
- Trao đổi thương mại
- Yếu tố trao đổi thương mại ở đây sẽ bao gồm 2 yếu tố là tình hình tăng trưởng kinh tế và cán cân thương mại.
- Tình hình tăng trưởng kinh tế: Trong trường hợp tốc độ tăng giá của các sản phẩm xuất khẩu cao hơn so với tốc độ tăng giá của các sản phẩm nhập khẩu tức là tỷ lệ trao đổi thương mại tăng. Điều này làm cho đồng nội tệ tăng, tỷ giá giảm. Và ngược lại.
- Cán cân thanh toán: Cán cân thanh toán quốc tế cao thì đồng nội tệ giảm, đồng ngoại tệ tăng dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, nếu cán cân thanh toán quốc tế giảm sẽ làm cho đồng ngoại tệ giảm, đồng nội tệ tăng làm cho tỷ giá hối đoái giảm.
- Ngoài ra thì còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như: chính trị, thu nhập, thâm hụt tài khoản vãng lai…
7. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế
- Tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Do đó, chính phủ luôn quan tâm, điều giá để nền kinh tế đi vào hoạt động ổn định. Sau đây là một số vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế.Tỷ giá hối đoái là công cụ quan trọng để so sánh sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Từ đó đánh giá được giá cả hàng hóa trong nước với nước ngoài, năng suất lao động trong nước với nước ngoài…
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng tức là giá cả của hàng hóa xuất khẩu quốc gia đó thấp hơn so với sản phẩm cùng loại trên thị trường nước ngoài, điều này làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Khi mà tỷ giá hối đoái tăng khiến cho giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, làm tăng tỷ lệ lạm phát. Ngược lại, tỷ giá hối đoái giảm tức là đồng nội tệ tăng lên, giá hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở mức vừa phải.
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/phan-loai-ty-gia-hoi-doai-vai-tro-cua-ty-gia-hoi-doai-doi-voi-nen-kinh-te.aspx