1. Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì?
Một tài sản cố định sau một thời gian sử dụng thì sẽ bị giảm giá trị do nhiều nguyên do như bị cọ sát, hao mòn, lỗi thời,… Sự suy giảm giá trị của tài sản cố định được thể hiện thông qua khấu hao.Theo khoản 1, Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC, hiện nay kế toán thường áp dụng một trong ba phương pháp tính khấu hao sau:
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao đường thẳng (Straight Line Depreciation Method) là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh.
2. Công thức tính theo phương pháp khấu hao đường thẳng
Phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Điều 13, thông tư số 45/2013/TT-BTC).Khấu hao trung bình hằng năm:
Trong đó:
Nguyên giá tài sản cố định mua mới =
giá mua + chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử,…
Số năm trích khấu hao của tài sản cố định được quy định tại Phụ lục 1 của thông tư số 45/2013/TT-BTC.
Trường hợp 1: Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.
Trường hợp 2: Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau:
Trong đó:
Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ hoặc giá trị theo đánh giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá (trong trường hợp được cho, được biếu, được tặng, được cấp, được điều chuyển đến) và các trường hợp khác.
Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp thường tính khấu hao tròn tháng để tiện ghi nhận, theo dõi số liệu
Một số công thức tính khấu hao kế toán cần lưu ý như sau:
Theo Phụ lục 2, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, khấu hao luỹ kế là tổng giá trị tài sản cố định đã trích khấu hao từ khi bắt đầu tính khấu hao.
Trong trường hợp nếu tài sản cố định bắt đầu hoặc kết thúc khấu hao không phải là ngày đầu hoặc cuối tháng mà lại là ngày trong tháng thì phải tính mức trích khấu hao trung bình theo từng ngày nhân với số ngày tăng hoặc nhân với số ngày giảm của tài sản cố định trong tháng đó. Tuy nhiên thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp thường tính khấu hao tròn tháng để tiện ghi nhận, theo dõi số liệu
Một số công thức tính khấu hao kế toán cần lưu ý như sau:
Theo Phụ lục 2, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, khấu hao luỹ kế là tổng giá trị tài sản cố định đã trích khấu hao từ khi bắt đầu tính khấu hao.
Trên đây là phương pháp khấu hao theo đường thẳng mà AGS muốn gửi đến bạn đọc. Hãy cùng theo dõi AGS để đón nhận thêm những thông tin Kế - Kiểm nhé!
Nguồn: https://amis.misa.vn/38050/phuong-phap-khau-hao-duong-thang/