Quy trình Vận tải hàng không

2024/06/10

ThuếLuậtHảiquan

1. Khái niệm vận tải hàng không


Theo nghĩa rộng, vận tải hàng không là tập hợp các yếu tố kinh tế, kỹ thuật, nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách hiệu quả.

Theo nghĩa hẹp, vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung, hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.

Vận tải hàng không có vị trí số một trong vận chuyển:
  • Hàng đòi hỏi phải giao ngay để đáp ứng nhu cầu và thời cơ thị trường
  • Hàng mau hỏng nhanh hư
  • Hàng cứu trợ khẩn cấp
  • Hàng giá trị cao, quý hiếm
Vận tải hàng không có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng trong việc lien kết các phương thức vận tải khác nhau thành một phương thức vận tải xuyên suốt.

1.1. Hàng hóa thường vận chuyển bằng đường hàng không

  • Thư, bưu kiện (airmail)
  • Hàng chuyển phát nhanh (express): chứng từ, sách báo tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp.
  • Hàng hóa thông thường ( air freight ): là những hàng hóa thích hợp với vận chuyển bằng máy bay, trừ thư từ, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển phát nhanh, gồm: Hàng có giá trị cao; gồm những hàng có giá trị 1000 USD/ 1kg, vàng, bạch kim... Hàng hóa dễ hư hỏng theo thời gian: gồm những loại rau quả tươi, thưc phẩm đông lạnh. Hàng hóa nhạy cảm với thị trường: hàng mốt, hàng thời trang. Động vật sống: gồm những động vật trong nhà, vườn thú.

1.2. Đặc điểm vận tải hàng không

ƯU ĐIỂM

HẠN CHẾ

  • Tốc độ cao, thời gian nhanh, tốc độ khai thác lớn

  • Vận tải an toàn, sử dụng công nghệ cao

  • Đơn giản hóa hồ sơ chứng từ, thủ

  • Cước vận tải hàng không cao.

  • Vận tải hàng không không phù hợp với vận chuyển hàng hóa cồng kềnh, hàng hoá có khối lượng lớn hoặc có giá trị thấp.

  • Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật

  • Cũng như đào tạo nhân lực phục vụ.

1.2.1. Chức năng của chứng từ vận tải

  • Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng
  • Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng
  • Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không
  • Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá
  • Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá

1.2.2. Phân loại chứng từ vận tải

Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại:
  • Vận đơn của hãng hàng không (airline airway bill)
  • Vận đơn trung lập ( neutral airway bill)
Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại:
  • Vận đơn chủ (master airway bill-mawb)
  • Vận đơn của người gom hàng (house airway bill-hawb)

2. Phân biệt Master Bill và House Bill

Master bill: là loại bill do hãng tàu (người sở hữu tàu) phát hành cho shipper có nghĩa là shipper đứng tên trực tiếp trên bill và có thể hiện logo của hãng tàu. Có 2 loại:
  • Khách gửi hàng có thể trực tiếp liên hệ và gửi hàng cho hãng tàu, lúc này KH sẽ trực tiếp nhận MBL. Lúc này shipper đứng tên chủ hàng, consignee là tên người mua hàng thực thụ.
  • Khách gửi hàng cho forwarder, lúc này shipper là tên công ty forwarder, consignee là tên đại lý của công ty forwarder tại nước sở tại.
House bill: là loại bill do công ty forwarder phát hành cho shipper, trên bill có thể hiện logo của công ty forwarder chứ không có logo của hãng tàu. Trên HBL shipper là chủ hàng và consignee là người mua hàng thực thụ.

Sau khi shipper nhận được MBL hoặc HBL gốc sẽ gửi qua cho consignee để nhận hàng. Đó là trên lý
thuyết, còn thường thì shipper sẽ đổi bill gốc lấy surrender bill để telex release qua cho consignee cho tiện.

2.1. Phân biệt Master bill và House bill

Master bill (MBL)

House bill (HBL)

MBL do hãng tàu/hãng hàng không

phát hành, khi chỉnh sửa thì sẽ mất

phí

HBL là do Forwarder phát hành nên dễ chỉnh

sửa hơn so với MBL có thể tùy ý chỉnh sửa theo nhu cầu của shipper.

Ít rủi ro hơn HBL

Rủi ro hơn MBL

HBL lại rủi ro hơn MBL nhiều, vì khi có rủi ro nếu có

MBL gốc thì shipper có thể kiện hãng tàu đƣợc, còn

HBL gốc không có hiệu lực đối với hãng tàu, chỉ có hiệu lực giữa shipper và forwarder mà thôi.

MBL có 1 dấu và chữ ký

HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)

MBL ghi cảng đi đến

HBL ghi nơi giao nhận.

Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng

tàu

HBL ghi tên, logo người giao nhận.

2.2. Thuật ngữ

  • Shipper: người gửi hàng
  • Consignee: người nhận hàng
  • Notify party: người được thông báo (nghĩa là khi tàu cập thì người được thể hiện ở mục này sẽ được
  • nhận thông báo hàng đén ‘’arrival notice’’. Người trên mục này không có quyền định đoạt lô hàng.)
  • Booking no: số booking ( là 1 dãy số để nhà vận tải hay hãng hàng không theo dõi việc dặt chỗ trên
  • tàu)
  • B/L no: số vận đơn
  • Point and country of origin: nơi phát hành vận đơn
  • Vessel/voyage no: tên tàu/số chuyến
  • Port of loading: cảng xếp hàng
  • Port of discharge: cảng dỡ hàng
  • Place of delivery: nơi giao hàng (có những cửa khẩu, depot ở sâu trong đất liền hoặc là những
  • quốc gia không có biển, những khi gửi hàng thì shipper yêu cầu hãng tàu giao hàng đến những địa điểm này)
  • Container no/ seal no: số cont/ số chì
  • Marks and numbers: ký hiệu mã đóng gói và số hiệu (nghĩa là đối với những lô hàng rời, không đi nguyên cont thì khi giao hàng người gửi hàng phải đánh số và ký hiệu nhận dạng tại cảng đích)
  • Kind of packagr hoặc other pkgs: loại kiện hàng (pallet, cartons, bag...)
  • Description of package and goods: mô tả về kiện đóng gói và hàng hóa
  • Gross weight: tổng trọng lượng hàng bao gồm cả bao bì, đai kiện dùng để đóng góikgs)
  • Measurement: thể tích của toàn bộ hàng (CBM)
  • On boad date: ngày xếp hàng lên tàu
  • Total number of containers or other packages or units received by the carrier: tổng số cont, số kiện, số hàng thực tế mà người vận tải nhận lên tàu
  • Freight prepaid: cước trả trước
  • Freight collect: cước trả sau
  • Prepaid at: cước được trả trước tại.
  • Number of original B/L: số bản vận đơn gốc được cấp
  • Copy/non-negotiable: bản copy – 3 bản / không có giá trị chuyển nhượng
  • Original: bản gốc - 03 bản được đánh theo số thứ tự : first original, second original third original kèm theo đó là 3 bản copy
  • Surrendered: Surrendered bill of lading – vận đơn đã nộp tại cảng bốc hàng (port of loading): khi chủ hàng (shipper) yêu cầu surrendered B/L có nghĩa là họ gửi yêu cầu của mình đến hãng tàu (shipping line) hay công ty giao nhận (forwarder) yêu cầu trả hàng (release cargo) cho người nhận hàng (consignee) mà không cần B/L gốc nộp tại cảng đến (port of discharge).
Trong trường hợp này bill gốc sẽ được thu hồi và hãng tàu hay công ty giao nhận sẽ làm một điện giao hàng - telex release yêu cầu văn phòng và đại lý của họ ở cảng đến trả hàng cho người nhận hàng (consignee) mà không cần vận đơn gốc.

Khái niệm surrendered B/L đi kèm với khái niệm điện giao hàng (telex release), đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và yêu cầu thả hàng (release) cho người nhận hàng (consignee).

Ngày nay telex release được gửi bằng fax/email nhưng tên gọi vẫn duy trì như cách nó thực hiện ở thời điểm ban đầu.

Lý do vì sao chủ hàng (shipper) sử dụng surrendered B/L:

  1. Người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee) có mối quan hệ tốt, có thể là các chi nhánh của nhau nên không cần phải sử dụng B/L gốc.
  2. Một vài trường hợp người gửi hàng (shipper) không gửi b/l gốc kịp cho người nhận hàng (consignee) trong khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng thì họ sẽ yêu cầu hãng tàu hay công ty giao nhận làm telex release để tránh các chi phí phát sinh.
  3. Trên B/L có dấu surrender hay telex đều có giá trị như nhau
  • Seway: Seaway B/L: là vận đơn mà hãng tàu phát hành cho khách hàng của mình khi họ thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng. Một seaway bill là một chứng từ không thể chuyển nhượng được.
    • Dùng seway bill đối với các giao dịch không liên quan đến L/C. Có thể hiểu nôm na là, hãng tàu sẽ phát hành seaway bill ngay khi tàu chạy khi nhận được đầy đủ thanh toán của shipper, tức là hãng tàu sẽ thả hàng cho consignee khi tàu đến tại cảng dỡ hàng, consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng -> linh hoạt hơn.
  • Về số vận đơn:
    • MAWB: Bắt buộc có 11 số, trong đó 3 số đầu là code của airline. VD: Vietnam Airline: 738; Singapore Airline: 618, Thai Airways: 217, Air France: 057,.....
    • HAWB: không bắt buộc phải có 11 số.
  • Về điều khoản thanh toán:
    • MAWB: Pre-paid (rất hiếm trường hợp collect)
    • HAWB: có thể collect hoặc pre-paid
  • Về tiền cước:
    • MAWB: bắt buộc phải đánh giá tiền trên vận đơn
    • HAWB: không nhất thiết phải đánh giá tiền (nếu không đánh giá tiền đại lý vận tải thường đánh là As Arranged)
  • Về tên hàng:
    • MAWB: tên hàng thường là: Consolidation as per manifest
    • HAWB: đánh tên thực tế của hàng
  • Về Shipper / Consignee:
    • MAWB: tên đại lý vận tải
    • HAWB: tên của người mua, người bán thực tế
  • Về công ty phát hành:
    • MAWB: các Airline phát hành vận đơn
    • HAWB: các đại lý vận tải (Forwarder) phát hành vận đơn.

2.3. Hình ảnh vận đơn tham khảo

  1. Số vận đơn (AWB number)
  2. Sân bay xuất phát (Airport of departure)
  3. Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address)
  4. Người gửi hàng (Shipper)
  5. Người nhận hàng (Consignee)
  6. Ðại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent)
  7. Tuyến đường (Routine)
  8. Thông tin thanh toán (Accounting information)
  9. Tiền tệ (Currency)
  10. Mã thanh toán cước (Charges codes)
  11. Cước phí và chi phí (Charges)
  12. Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carriage)
  13. Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs)
  14. Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance)
  15. Thông tin làm hàng (Handing information)
  16. Số kiện (Number of pieces)
  17. Các chi phí khác (Other charges)
  18. Cước và chi phí trả trước (Prepaid)
  19. Cước và chi phí trả sau (Collect)
  20. Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper of certification box)
  21. Ô dành cho người chuyên chở (Carrier of execution box)
  22. Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier of use only at destination)
  23. Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier of use only).

2.4. Quy định xuất khẩu đường hàng không từ Việt Nam đi các nước

2.4.1. Quy định chung

  • Đóng gói: Đóng gói đạt tiêu chuẩn không chấp nhận các loại bao bì cũ, mủn nát, chất lượng kém. Hàng ướt phải đóng gói không bị ảnh hưởng vào các lô hàng khác.
  • Đánh dấu hàng hóa: Hàng được ghi cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu: Tiếng Anh

2.4.2. Chứng từ kèm theo

Các lô hàng thương mại. 3 bản hóa đơn thương mại. Đồng tiền được sử dụng trong hóa đơn là USD, hàng có giấy phép chứng nhận nhập khẩu của Bộ Thương Mai, C/0.
Các lô hàng mẫu: Cần có hóa đơn chiếu lệ khai rõ đặc điểm hàng hóa.
Hàng quà tặng: Không cần các tài liệu, chủ hàng phải kê khai rõ tổng giá trị hàng hóa trong vận đơn.

2.4.3. Hạn chế xuất Air

  • Động vật sống: Động vật sống, phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy nhập khẩu.
  • Cây trồng và các sản phẩm cây trồng: cần giấy kiểm dịch thực vật.
  • Vũ khí, chất nổ: phải có giấy phép của Bộ Công An.
  • Thuốc gây mê và các chất gây nghiện: Có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế
  • Xác người: Giấy chứng tử, giấy chứng nhận niêm phong kẹp chì quan tài và giấy chứng nhận của Đại sứ quán.
  • Sản phẩm từ động vật: Giấy phép của cục thú y
  • Hàng phóng xạ: Giấy phép cuả bộ khoa học công nghệ và môi trường được thông báo trước 48 tiếng

2.4.4. Điều khoản cấm xuất khẩu đường hàng không

  • Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự.
  • Chất gây mê và ma túy.
  • Chất độc và chất lây nhiễm.
  • Văn hoá: ấn phẩm khiêu dâm, tài liệu phản động, các loại pháo nổ.

2.4.5. Phí xử lý hàng hóa

Điều khoản chung: Tất cả các loại phí được tính theo đồng Việt Nam (VNĐ) trừ phí xuất không vận đơn quốc tế.

2.5. Quy trình làm hàng xuất AIR

Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương xác lập giao kết thương mại.

Bước 2: Thuê công ty dịch vụ ký hợp đông chuyên chở vận tải thông thường là Forwarder hoặc đại lý hãng hàng không. 

Nếu ký hợp đồng với FWD chủ hàng cần cung cấp. Người gửi hàng phải điền vào booking Note theo mẫu: tên người gửi, người nhận, bên thông báo: mô tả hàng hóa: loại hàng, trọng lượng, số lượng, tể tích: tên sân bay đi, tên sân bay đến: cước phí và thanh toán...
Sau khi làm xong thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận
gửi các chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:
  • Các bản còn lại của MAWB và HAWB
  • Hóa đơn thương mại.
  • Bản kê khai chi tiết hàng hóa
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Phiếu đóng góp
  • Lược khai hàng hóa
  • Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng cùng thông báo thuế và thu tiền cước và những chi phí cần thiết có liên quan.

Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn.

Thư chỉ dẫn được in sẵn thành mẫu gồm:
  • Tên, địa chỉ người gửi hàng
  • Nơi hàng đến
  • Số kiện
  • Trọng lượng
  • Kích thước của hàng
  • Đặc điểm và số lượng hàng hóa
  • Giá trị hàng
  • Phương pháp thanh toán cước phí
  • Ký mã hiệu hàng hóa
  • Có hay không có mua bảo hiểm
  • Liệt kê các chứng từ gửi kèm
Forwarder cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR -Forwarder's Certificate of receipt ) - Xác nhận việc đã tiếp nhận hàng, (FCR) gồm:
  • Tên, địa chỉ của người ủy thác
  • Tên, địa chỉ của người nhận hàng
  • Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa
  • Số lượng kiện và cách đóng gói
  • Tên hàng
  • Trọng lượng cả bì
  • Thể tích
  • Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.
Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC – Forwarder's Certifficate of Transprot), nếu người giao nhận có trách nhiệm goa hàng tới đích. Nội dung (FTC) gồm:
  • Tên địa chỉ của người ủy thác
  • Tên và địa chỉ của người nhận hàng
  • Địa chỉ thông báo
  • Phương tiện vận chuyển
  • Từ/qua
  • Nơi hàng đến
  • Tên hàng
  • Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa
  • Trọng lượng cả bì
  • Thể tích
  • Bảo hiểm
  • Cước phí và kinh phí trả cho
  • Nơi và ngày phát hành chứng từ
Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR – Forwarder's Warehouse Receipt) trường hợp hàng được lưu tại kho trước khi chuyển qua hãng hàng không. Biên lai kho hàng (FWB) gồm những nội dung chính sau:
  • Tên và người cung cấp hàng
  • Tên người gửi vào kho
  • Tên thủ kho
  • Tên kho
  • Phương tiện vận chuyển
  • Tên hàng
  • Trọng lượng bao bì
  • Tình trạng bên ngoài của hàng hóa khi nhận và ai nhận
  • Mã và số hiệu hàng hóa
  • Số hiệu và bao bì
  • Bảo hiểm
  • Nơi và ngày phát hành FWR

Bước 3: Giao hàng cho người chuyên chở

  • Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng
  • Lập phiếu cân hàng (Scanling Report)
  • Đóng gói, ghi ký mã hiêu, dán mã hiệu
  • Làm thủ tục hải quan
  • Giao hàng cho hãng hàng không, FWD

Bước 4: Người chuyên chở (Forwarder chở hàng tới sân bay làm thủ tục hải quan xuất khẩu)

Bộ hồ sơ xuất khẩu thường có:
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Bảng kê hàng hóa, phiếu đóng gói hàng (Packing List)
  • Bảng lược khai hàng hóa trong kiện (Manifest) dùng cho FWD vì họ gom nhiều hàng lẻ từ các chủ hàng khác nhau
  • Giấy chứng nhận xuất xứ C/0
  • Chứng từ khác (nếu có)
Lập Airway Bill (AWB)

Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.
Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB( MAWB) do hãng
hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB(HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.

Bước 5: Hãng hàng không chuyển hàng

Bước 6: Làm thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu, giao hàng nhập

Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng:
Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành (ETD), ngày dự kiến đến (ETA)...

2.6. Quy trình làm hàng nhập AIR

Quy trình cơ bản gồm các bước sau:

Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương: 

Trao đổi chi tiết yêu cầu về thông tin hàng hóa

Bước 2: Ký hợp đồng dịch vụ vận chuyển:

Tùy vào các điều kiện nhập khẩu trong Incoterm doanh nghiệp sẽ làm các bước tương ứng.

Bước 3: Forwarder làm thủ tục xuất, nhân hàng tại cảng

  • Nhận hàng tại kho người xuất khẩu
  • Vận chuyển đến sân bay giao cho hãng hàng không
  • Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
  • Cấp cho người xuất khẩu các giấy tờ cần thiết: giấy chứng nhận đã nhận hàng, lưu kho, vận chuyển...

Bước 4: Hãng vận tải chuyển hàng về Việt Nam

Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Bước 6: Đơn hàng về kho chủ hàng tại Việt Nam

Quy trình nhập hàng này sẽ có điều chỉnh từng vai trò của doanh nghiệp: FWD, sản xuất, thương mai, khu vực khai thác hàng theo vùng miền: Hà Nội, HCM....

2.7. Tính cước vận tải hàng AIR

Hàng Air có 2 loại Weight (trọng lượng): Gross weight (GW) & Chargeable weight (CW) – G.W (Gross Weight): Trọng lượng hàng cả bao bì theo cân nặng thực tế – V.W (Volumn Weight): trọng lượng theo kích thước các thùng hàng

Được tính theo công thức: [(D1xR1xC1xS1) +.... + (DnxRnxCnxSn)] / 6000

Trong đó:
  • D,R,C là chiều dài, rộng, cao của từng loại thùng tính theo cm.
  • S là số lượng thùng có kích thước giống nhau.
  • C.W (Chargeable Weight) sẽ được lấy là Số lớn hơn giữa G.W và V.W
  • G.W thường để khai trên Tờ khai Hải quan vì Hải quan chỉ quan tâm đến G.W, còn C.W để hãng hàng không tính cước hàng air. Hãng hàng không sẽ so sánh giữa G.W và V.W của lô hàng, xem cái nào lớn hơn sẽ lấy cái đó để tính cước – gọi là Chargeable weight.
Ví dụ: Lô hàng có 5 thùng hàng: 3 thùng kích thước 40x70x58 (cm), 2 thùng kích thước 50x70x60 (cm). G.W: 200 kgs

– V.W = [(40x70x58x3) + (50x70x60x2)] / 6000 = 151 kgs
—> C.W = 200 kgs ( tính theo Gross Weight)

Còn nếu: Trọng lượng thay đổi nhỏ hơn ví dụ: G.W = 100 kgs thì ta sẽ lấy —> C.W = V.W 151 kgs

2.8. Các loại phí, phụ phí vận tải AIR

  1. Bill fee : Phí chứng từ
  2. Manifest transferring fee to US/ Canada/ Europe/ China/ Japan (AMS / ACI / ENS / AFR...): Phí truyền dữ liệu hải quan hàng đi Mỹ, Canada, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản
  3. Screening & labour fee: Phí soi hàng và lao vụ. Làm hàng ngoài giờ sẽ thu theo mức phí lao vụ của sân bay quy định
  4. Overtime charge: Phí làm ngoài giờ
  5. Agent fee: Phí đại lý
  6. Phí vận chuyển từ kho hàng ra sân bay
  7. Phí trucking từ kho khách hàng ra sân bay
  8. Phí thủ tục hải quan
  9. Phí phát hành vận đơn (AWB fee)
  10. Cước vận chuyển (Freight)
  11. Phí tách Bill: Nếu bên forwarder gộp nhiều House Bill lại với nhau thì tại Cảng đích, các công ty dịch vụ hàng hóa như NCTS, ACS sẽ thu phí tách bill
  12. Phí THC.: Phí này thu để bốc xếp hàng hóa từ máy bay vào kho, và từ kho lên phương tiện vận tải.
  13. Phí THC sẽ tùy theo trọng lượng của hàng hóa mà có mức tính cước phù hợp. hoặc tùy theo hàng hóa là DG hay Heavy, Urgent..., ngoài ra còn có phí Overtime nữa..

2.8.1. Phụ phí Hàng Air

  1. Phí chứng từ: AirWays Bill
  2. AMS/ENS/AFR: Phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ/ Châu Âu/ Nhật Bản
  3. X-RAY: phí soi chiếu, lệ phí thu để bù cho hoạt động kiểm tra an ninh tại sân bay. (Chi phí này thường rất thấp)
  4. D/O: Phí lệnh giao hàng
  5. Handling Fee: Phí làm hàng
  6. Phí bốc dỡ hàng (phí handling) từ phương tiện vận chuyển xuống kho hàng hóa, và sắp xếp quản lý vào kho chờ bay

2.8.2. Các loại mức thu phí vận tải hàng không

  • Mức min: Mức cước nhỏ nhất
  • Mức – 45: Áp dụng cho các đơn hàng có trọng lượng nhỏ hơn 45kg
  • Mức + 45: Áp dụng cho hàng có trọng lượng lớn hơn 45 kg và nhỏ hơn 100kg
  • Mức + 100: Áp dụng cho hàng hóa có trọng lượng lớn hơn 100kg và nhỏ hơn 500kg
  • Mức +500: Áp dụng cho hàng hóa có trọng lượng lớn hơn 500kg và nhỏ hơn 1000kg
  • Mức +1000: Áp dụng cho hàng hóa có trọng lượng lớn hơn 1000kg
    • Cước tối thiểu (Minimum Rate – M): Đây là mức cước tối thiểu, áp dụng cho hàng hóa đặc biệt có trọng lượng thấp
    • Cước hàng đặc biệt (SRC): Áp dụng cho các loại hàng hóa dễ cháy nổ, nguy hiểm, mức cước phí thường cao
    • Cước phân loại hàng (Commondity Classe rate) áp dụng cho các loại hàng hóa không đề cập trong biểu cước
    • Cước tính chung cho mọi hàng hóa (FAK)
    • Cước hàng châm thường thấp hơn GRC
    • Cước hàng nhanh (cước ưu tiên) khoảng 130 – 140% GRC
    • Cước theo nhóm (Group rate)
    • Cước thuê bao (Charter Rate)
Nguồn: https://drive.google.com/file/d/1ecy4DELxDPa_QaHSvbf393sD78FtIN70/view

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ