Xuất hóa đơn thuế GTGT đầu ra có cần phải khớp với hóa đơn GTGT đầu vào không?
Hãy cùng AGS tìm hiểu nhé!
1. Quy định về xuất hóa đơn
Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
⇒ Theo đó, khi công ty có giao dịch với bên đối tác và bên đối tác trả lại tiền thuê khách sạn cho công ty thì công ty sẽ xuất hóa đơn GTGT cho đối tác. Hóa đơn này được gọi là hóa đơn đầu ra.
2. Khấu trừ thuế GTGT phải xuất hóa đơn đầu ra cho đối tác khớp chi phí thuế GTGT đầu vào
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT là việc bù trừ giữa số thuế GTGT đầu vào với số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ (quý hoặc tháng) để xác định số thuế GTGT phải nộp.Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2023 về phương pháp khấu trừ thuế như sau:
- Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ;
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ giá tính thuế giá trị gia tăng xác định theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 của Luật này;
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật này.
3. Xuất hóa đơn đầu ra cho đối tác không có mã số thuế được không?
Căn cứ theo Điểm b Khoản 5 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua trong nội dung của hóa đơn như sau:- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Như vậy, khi khấu trừ thuế GTGT thì công ty phải xuất hóa đơn đầu ra cho đối tác khớp chi phí thuế GTGT đầu vào. Nội dung trên hóa đơn xuất cho đối tác không cần phải có mã số thuế của đối tác.
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/xuat-hoa-don-thue-gtgt-dau-ra-co-can-phai-khop-voi-hoa-don-thue-gtgt-dau-vao-khong-204620.aspx