Bài viết này AGS chia sẻ thông tin chi tiết về: Mã số thuế (MST) cá nhân là gì? Mã số thuế doanh nghiệp là gì? Điểm giống và khác nhau giữa MST cá nhân và MST doanh nghiệp?
I. Mã số thuế cá nhân là gì?
- Mã số thuế cá nhân hay MST thu nhập cá nhân là một dãy số gồm 10 chữ số, do cơ quan thuế cấp cho người tham gia nộp thuế, với mục đích:
- Cá nhân kê khai các khoản TNCN và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Cơ quan thuế quản lý và theo dõi quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của người lao động.
- Mỗi người lao động chỉ được cấp một MST cá nhân duy nhất, căn cứ vào CCCD/CMND của người đó.
II. Mã số thuế doanh nghiệp là gì?
- Mã số thuế doanh nghiệp hay mã số thuế công ty là một dãy số gồm 10 chữ số, do cơ quan thuế cấp cho doanh nghiệp khi đăng ký thành lập và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đăng ký thuế.
- 3 điều cần biết về mã số thuế doanh nghiệp:
- Mỗi doanh nghiệp chỉ có duy nhất 1 MST, không được cấp lại MST này cho bất kỳ doanh nghiệp nào khác.
- Công ty không được phép thay đổi MST trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- MST doanh nghiệp hết hiệu lực khi công ty phá sản, chấm dứt hoạt động kinh doanh/giải thể.
- MST doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp:
- Sử dụng khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, các giao dịch của công ty.
- Là công cụ để cơ quan chức năng quản lý và trao đổi thông tin doanh nghiệp.
III. Phân biệt mã số thuế cá nhân và mã số thuế doanh nghiệp
1. Điểm giống nhau giữa mã số thuế cá nhân và mã số thuế doanh nghiệp
- 6 điểm giống nhau giữa MST cá nhân và MST doanh nghiệp:
- Đều là dãy bao gồm 10 chữ số, do cơ quan thuế cấp.
- Đều là duy nhất, không được cấp lại MST cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác.
- Được sử dụng với mục đích kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.
- Đều là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp cơ quan thuế quản lý và theo dõi nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân và doanh nghiệp.
- Đều có thể tra cứu 2 MST này bằng hình thức online hoặc trực tiếp.
- Thời gian cơ quan thuế cấp MST cá nhân và MST doanh nghiệp đều trong vòng 3 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ đăng ký mã số thuế hợp lệ.
2. Mã số thuế cá nhân và mã số thuế doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
- Sau đây, AGS sẽ phân tích chi tiết những điểm khác nhau của MST cá nhân và MST doanh nghiệp thông qua bảng nội dung sau:
Nội dung | MST Cá Nhân | MST Doanh Nghiệp |
Đối tượng xin cấp | -Người lao động có thu nhập thuộc thu nhập chịu thuế TNCN. -Cá nhân hoặc đơn vị sử dụng lao động chi trả thu nhập. -Cá nhân có người phụ thuộc hoặc người phụ thuộc. -Hộ gia đình. | -Doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tổ chức có tư cách pháp nhân khác khi đăng ký thành lập. |
Đăng ký MST ở đâu? | Cơ quan thuế có thẩm quyền. | Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư. |
Ai tiến hành thủ tục đăng ký MST? | -Cá nhân tự đăng ký MST. -Hoặc đơn vị sử dụng lao động đăng ký thay người lao động. | Đại diện pháp luật hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền tiến hành cùng với thủ tục đăng ký MST (hay còn gọi là thủ tục thành lập). |
MST có phải là mã số tham gia bảo hiểm xã hội? | Mã số thuế cá nhân không phải là mã số tham gia BHXH. | Mã số thuế doanh nghiệp là mã số tham gia BHXH. |
Văn bản ghi nhận mã số thuế | Ghi trên thông báo MST hoặc giấy chứng nhận đăng ký thuế. | Ghi trên giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. |
Khi nào MST hết hiệu lực? (*) | Cá nhân mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc chết. | Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản. |
(*) Theo quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 (Số 38/2019/QH14)
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://dichvuluat.vn/phan-biet-mst-ca-nhan-va-mst-doanh-nghiep