So sánh đặt cọc và ký cược

2024/07/17

TintứcTàichính

Theo Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, đặt cọc và ký cược là hai trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Do đó, về một khía cạnh nào đó, hai biện pháp này sẽ có một số điểm tương đồng khiến cá nhân, tổ chức có thể sẽ nhầm lẫn. Vậy nên hiểu hai khái niệm này như thế nào? Làm sao để phân biệt hai biện pháp bảo đảm này?

1. Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được định nghĩa tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đặt cọc là hình thức đảm bảo về thỏa thuận giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc. Bên đặt cọc giao tiền, kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (hay còn gọi chung là tài sản đặt cọc) cho bên nhận đặt cọc để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trong một thời hạn nhất định.

Hệ quả của việc đặt cọc nếu các bên không có thảo thuận khác được quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

  • Nếu các bên thực hiện hợp đồng sau khi đặt cọc: Tài sản đặt cọc sẽ trả lại cho bên đặt cọc hoặc trừ vào nghĩa vụ trả tiền của hợp đồng đó.
  • Nếu bên đặt cọc từ chối giao kết hợp đồng: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
  • Nếu bên nhận đặt cọc là bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng: Bên nhận đặt cọc phải đưa cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một số tiền tương đương với tài sản đặt cọc.

Ví dụ: Ông A dự định mua căn nhà ở tỉnh H của ông B. Tuy nhiên, do chưa chuẩn bị đủ tiền, ông B đã thỏa thuận với ông A sẽ ký hợp đồng đặt cọc trong 02 tháng để chuẩn bị tiền. Sau hai tháng thì hai ông sẽ gặp nhau để ký hợp đồng mua bán căn nhà này. Trong hợp đồng đặt cọc, ông A và ông B thỏa thuận, số tiền đặt cọc là 20 triệu đồng, đặt cọc trong thời hạn 02 tháng. Nếu bên nào không ký hợp đồng mua bán thì bên đó sẽ phải bồi thường cho bên còn lại số tiền là 20 triệu đồng.

2. Ký cược là gì?

Ký cược là biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 329 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, đây là việc bên thuê động sản giao cho bên cho thuê đá quý, một khoản tiền hoặc kim khí quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để đảm bảo việc trả lại tài sản thuê.

Việc xử lý tài sản ký cược được quy định tại khoản 2 Điều 329 Bộ luật Dân sự như sau:
  • Trả lại tài sản thuê: Bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi đã trả tiền thuê.
  • Không trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê đòi lại tài sản thuê. Nếu tài sản này không còn thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Ví dụ:Ông A cho ông B thuê xe máy trong thời hạn 01 năm. Đồng thời, hai người thỏa thuận, ông B phải ký cược cho ông A số tiền 10 triệu đồng để đảm bảo sau 01 năm, ông B trả lại xe máy cho ông A.

3. Những điểm giống và khác giữa đặt cọc và ký cược

Từ định nghĩa đặt cọc và ký cược ở trên, có thể thấy, hai hình thức đảm bảo này dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là phân biệt giữa hai hình thức này:

Tiêu chuẩn

Đặt cọc

Ký cược

Căn cứ

Điều 328 Bộ luật dân sự 2015

Điều 329 Bộ luật dân sự 2015

Định nghĩa

Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc tài sản đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê tài sản ký cược trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Mục đích

Nhằm giao kết/thực hiện hợp đồng

Nhằm trả lại tài sản thuê

Tài sản đảm bảo

Không quy định

Tài sản thuê là động sản

Hậu quả

- Hợp đồng được thực hiện: Trả lại hoặc trừ tài sản đặt cọc vào nghĩa vụ trả tiền.

- Bên đặt cọc từ chối: Bên nhận cọc được hưởng tài sản đặt cọc.

- Bên nhận cọc từ chối: Trả lại tài sản đặt cọc và một số tiền tương đương với tài sản đặt cọc.

- Bên thuê trả lại tài sản thuê: Tài sản ký cược được trả lại cho bên thuê sau khi đã thanh toán hết tiền thuê.

- Bên thuê không trả lại tài sản thuê: Bên cho thuê đòi lại tài sản thuê. Nếu tài sản thuê không còn, tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Hy vọng bạn đọc sau khi xem bài viết này đã phân biệt được 2 hình thức đảm bảo đặt cọc và ký cược. Để biết thêm nhiều thông tin bổ ích, bạn đọc đừng quên bấm like và theo dõi Fanpage: AGS Accounting & Auditing Co.,Ltd của chúng tôi để cập nhật kịp thời các chính sách mới nhất về thuế, kế toán, cũng như kiểm toán nhé!

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ