Thông tư 200 và những điều cần lưu ý

2024/07/10

TintứcKếtoán

Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu sự quản lý của nhà nước thông qua các phương tiện như thông thư, điều luật, bộ luật,... Tuy nhiên, các thông tư thì thường xuyên có sự chỉnh lý và bổ sung, yêu cầu doanh nghiệp, người lao động phải nắm bắt kịp thời nhằm đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh vi phạm pháp luật.

1. Thông tư 200 là gì?

Tên gọi đầy đủ là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 ban hành ngày 22/12/2014 bởi Bộ Tài chính.
Là văn bản có vai trò thay thế Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 244/2009/TT-BTC, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 có một số điểm mới về 4 nội dung quan trọng:
  • Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200
  • Về báo cáo tài chính
  • Về chứng từ kế toán
  • Về sổ kế toán và hình thức kế toán

2. Đối tượng áp dụng của thông tư 200

Thông tư 200 về chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (thông tư 133) được vận dụng quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

3. Những đổi mới của thông tư 200

Được dùng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán:
  • Các doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
  • Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo ngoại tệ còn phải chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam.
  • BCTC mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là BBTC được trình bày bằng Đồng Việt Nam.
  • Việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán nếu không thỏa các tiêu chuẩn tại Điều 4 Thông tư này sẽ chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới.
Về tài khoản kế toán dựa trên chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200
Điểm a Khoản 1 Điều 9 của bản thông tư quy định về đăng ký sửa đổi tài khoản kế toán:
“Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này để vận dụng và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị, nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng”.
Như vậy, chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 đã được xây dựng linh hoạt hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động hơn trong việc thiết lập và sử dụng tài khoản kế toán.
Bên cạnh đó, thông tư 200 còn bỏ, thêm và thay đổi một số loại tài khoản, đồng thời cũng đã ban hành Hướng dẫn cụ thể nguyên tắc kế toán đối với từng loại tài khoản.
Về báo cáo tài chính
Chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200 đã hướng dẫn xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục (Điều 106).
Ngoài ra, một lưu ý khác trong phần báo cáo tài chính đó là việc quy định phương pháp lập và trình bày thuyết minh báo cáo tài chính chi tiết về ba nội dung: mục đích, nguyên tắc và cơ sở lập (Điều 115).
Về chứng từ kế toán
Với chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200, các quy định về biểu mẫu chứng từ kế toán chủ yếu đều mang tính hướng dẫn. Theo đó:
  • Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình. Tuy nhiên, biểu mẫu phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 117).
  • Trường hợp không tự xây dựng và thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán, doanh nghiệp có thể sử dụng biểu mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Thông tư. (Khoản 2 Điều 117).
  • Bên cạnh đó, bản Thông tư còn quy định về việc lập, ký chứng từ kế toán; trình tự luân chuyển, kiểm tra; dịch; sử dụng, quản lý, in và phát hành biểu mẫu chứng từ kế toán.
Về sổ kế toán và hình thức kế toán
Về vai trò của sổ kế toán, Khoản 1 Điều 122 đã chỉ rõ: “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp”.
Trong hoạt động kế toán, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
  • Chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán và thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán.
  • Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình. Tuy nhiên, cần đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu (Theo Khoản 2, 3 Điều 122).
  • Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu và hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức đã được hướng dẫn trong phụ lục số 4 của Thông tư (Nếu hình thức đó phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).
Ngoài ra, thông tư còn có quy định mới hướng dẫn chuyển đổi số dư trên sổ kế toán.
Nguồn: https://newca.vn/che-do-ke-toan-doanh-nghiep-theo-thong-tu-200/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ