Cần chuẩn bị gì cho IFRS

2024/08/13

TintứcIFRS

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) đang trở thành một xu hướng tất yếu cho các doanh nghiệp trên toàn cầu. Đây là một bước đi quan trọng, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa quy trình kế toán và báo cáo tài chính, tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung để giao tiếp và so sánh hiệu quả trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sang IFRS đòi hỏi sự chuẩn bị và cải tổ toàn diện, từ kiến thức, quy trình, đến hệ thống thông tin và nhân lực. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu về những gì doanh nghiệp cần chuẩn bị để thích ứng và chuyển đổi thành công sang Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS).

I. IFRS là gì?

IFRS, viết tắt của “International Financial Reporting Standards”, là tập hợp các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi International Accounting Standards Board (IASB). Mục tiêu của IFRS là tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung toàn cầu, giúp các doanh nghiệp và cơ quan tài chính có thể hiểu và so sánh thông tin tài chính một cách dễ dàng và nhất quán.

Hiện tại, các chuẩn mực IFRS đã được chấp nhận và áp dụng tại 166 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số này, có 144 quốc gia đã bắt buộc áp dụng IFRS trong việc lập báo cáo tài chính. Các quốc gia còn lại đang trong quá trình chuẩn bị và dự kiến áp dụng IFRS trong tương lai.

Việc IFRS được công nhận rộng rãi trên toàn cầu cho thấy sự thừa nhận về tính quốc tế và tầm quan trọng của chuẩn mực này trong việc cải thiện tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.

II. Tại sao doanh nghiệp cần chuẩn bị cho Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS?

Theo chuyên gia, doanh nghiệp trung bình sẽ cần từ 3-5 năm để đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu đủ kiến thức để có thể lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS).

Chuẩn bị cho IFRS là một quá trình cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp vì những lý do sau đây:Hội nhập toàn cầu: IFRS là chuẩn mực báo cáo tài chính được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Khi doanh nghiệp áp dụng IFRS, thông tin tài chính của họ sẽ trở nên dễ dàng để so sánh và hiểu, giúp họ hội nhập với cộng đồng kinh tế quốc tế, thu hút đầu tư và cơ hội mới.
Cải thiện minh bạch và đáng tin cậy: IFRS đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về báo cáo tài chính và kiểm soát. Việc tuân thủ IFRS giúp doanh nghiệp cải thiện tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính, tăng cường lòng tin từ phía các nhà đầu tư và người sử dụng thông tin tài chính khác.
Nâng cao chất lượng quản lý: Chuẩn mực IFRS đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về kế toán và tài chính. Việc chuẩn bị cho IFRS đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung đào tạo và nâng cao kiến thức của nguồn nhân lực, từ đó cải thiện chất lượng quản lý và quy trình kế toán.
Định vị cạnh tranh: Áp dụng IFRS cho phép doanh nghiệp cạnh tranh một cách hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư và đối tác thương mại quốc tế đều có xu hướng tin tưởng vào các báo cáo tài chính được lập theo IFRS, giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín và định vị mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh kinh doanh.
Ứng phó với yêu cầu pháp lý: Trong nhiều quốc gia, việc áp dụng IFRS trở thành bắt buộc đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc chuẩn bị sẵn sàng cho IFRS giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý và tránh rủi ro vi phạm.

Tóm lại, chuẩn bị cho IFRS là một quá trình tốn thời gian và công sức, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, giúp họ tiến bộ và hội nhập mạnh mẽ vào kinh tế toàn cầu.
Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và chính thức áp dụng vào năm 2025, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp.

Vào ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã thông qua “Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính. Đề án này đã đề ra một lộ trình gồm ba giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS như sau:Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS
3.1. Giai đoạn 1: Thời gian chuẩn bị từ năm 2020 đến 2021

Ở giai đoạn này, Bộ Tài chính sẽ tập trung vào việc chuẩn bị tài liệu, xây dựng cơ chế tài chính và quy trình, hướng dẫn doanh nghiệp và đào tạo nhân lực, tạo điều kiện cho việc chuyển đổi sang giai đoạn 2. Giai đoạn này là cơ hội vàng để các doanh nghiệp chuẩn bị và sẵn sàng để chuyển sang IFRS.
3.2. Giai đoạn 2: Thời gian áp dụng tự nguyện từ năm 2022 đến 2025

Các doanh nghiệp có nhu cầu và khả năng áp dụng chuẩn mực IFRS sẽ có thể tự nguyện đăng ký và được Bộ Tài chính cho phép áp dụng IFRS vào việc lập báo cáo tài chính. Nhóm đối tượng này bao gồm: công ty FDI có 100% vốn nước ngoài, các công ty mẹ có quy mô lớn, đã hoặc chưa niêm yết trên thị trường, hoặc đang thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế.
3.3. Giai đoạn 3: Áp dụng bắt buộc từ năm 2025

Các đối tượng khuyến khích tự nguyện áp dụng IFRS và các ngân hàng thương mại sẽ bị yêu cầu phải tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế khi lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn lại sẽ sử dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) với sự hướng dẫn từ IFRS, để đảm bảo tính phù hợp với các quy định quốc tế. Các doanh nghiệp khác sẽ lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Nhờ việc triển khai đề án này, ngành Kế toán – Tài chính tại Việt Nam sẽ dần hội nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế và đáp ứng được các yêu cầu chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi chuẩn bị áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IFRS

Theo chia sẻ của ông Trịnh Đức Vinh – Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính, việc đào tạo cán bộ của một doanh nghiệp thành thạo về Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) mất khoảng 3-5 năm. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực, thời gian này có thể chỉ là 3 năm, nhưng với doanh nghiệp Việt Nam, cần xem xét nhiều hơn về thời gian cần thiết.Ông Trịnh Đức Vinh – Phó Cục Trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ Tài chính
4.1. Lợi ích của việc áp dụng IFRS

Việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp như sau:Cải thiện chất lượng báo cáo tài chính: Khi áp dụng IFRS, báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được nâng cao chất lượng với mức độ thông tin đầy đủ và phù hợp cao hơn so với các chuẩn mực kế toán hiện tại. Điều này giúp tăng tính minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính, từ đó xây dựng được uy tín và đáng tin cậy trên thị trường.Thuận lợi trong giao dịch quốc tế: Áp dụng IFRS giúp doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi hơn trong các giao dịch quốc tế. Đối tác nước ngoài dễ dàng đọc hiểu thông tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, giúp tạo niềm tin và thu hút các cơ hội hợp tác và đầu tư từ các nhà đầu tư quốc tế.Giảm chi phí cho doanh nghiệp FDI: Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ giảm bớt chi phí cho việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS để hợp nhất với công ty mẹ ở nước ngoài. Vì IFRS là chuẩn mực kế toán được công nhận toàn cầu, việc sử dụng cùng một chuẩn mực này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc soát xét và xử lý thông tin tài chính.Nâng cao hiệu quả quản trị và kinh doanh: Sử dụng IFRS giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả quản trị và kinh doanh. Chuẩn mực này cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và chi tiết về việc lập báo cáo tài chính và định giá các khoản tài sản, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chiến lược và tài chính một cách chính xác và dựa trên dữ liệu đáng tin cậy.
Nguồn: https://bizzi.vn/chuyen-qua-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-ifrs/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ