Chuẩn mực kế toán số 2 – Những nội dung quan trọng về hàng tồn kho

2024/08/14

TintứcKếtoán

Hàng tồn kho được coi là một khoản mục vô cùng quan trọng của mỗi kế toán doanh nghiệp, bởi lẽ nếu có những sai sót hay những dấu hiệu bất thường đều có thể gây ra những hậu quả lớn về thuế hoặc báo cáo tài chính. Do vậy, đừng chủ quan hãy đọc thật kỹ về những nội dung quan trọng của hàng tồn kho được quy định trong chuẩn mực kế toán số 2.

1. Hàng tồn kho trong chuẩn mực kế toán số 2

Hàng tồn kho là những tài sản được doanh nghiệp giữ lại để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; là những tài sản đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dang dở và hàng tồn kho cũng chính là nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ…
Hàng tồn kho bao gồm những mặt hàng được mua về để bán, những thành phẩm tồn kho/gửi đi bán. Đồng thời, hàng tồn kho còn được xác định là những sản phẩm đang còn dở dang, những nguyên vật liệu CCDC tồn gửi đi chế biến và đã mua đang đi trên đường và cả những chi phí dịch vụ dở dang.

2. Thực hiện xác định giá trị hàng tồn kho tại chuẩn mực kế toán số 2

Việc xác định giá trị hàng tồn kho cũng cần có những căn cứ cụ thể và rõ ràng nhằm giúp cho kế toán có những phương pháp tính giá trị hàng tồn kho 1 cách chính xác, tại chuẩn mực kế toán số 2 hàng tồn kho được xác định giá trị cụ thể như sau:
  • Hàng tồn kho sẽ được tính theo giá gốc, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì sẽ tính theo giá trị thuần mà có thể thực hiện được.
  • Giá gốc của hàng tồn kho sẽ bao gồm các chi phí mua/chế biến và những chi phí mà có liên quan trực tiếp khác có phát sinh để có những hàng tồn kho ở trạng thái hiện tại và địa điểm. Dưới đây, hãy cùng làm rõ các khoản chi phí như sau:
    • Chi phí chế biến hàng tồn kho gồm những chi phí sản xuất chung cố định/biến đổi được phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên/vật liệu để trở thành thành phẩm.
    • Chi phí liên quan trực tiếp khác sẽ được tính vào giá gốc của hàng tồn kho gồm những chi phí khác nằm ngoài chi phí mua/chế biến hàng tồn kho.
    • Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm những chi phí nguyên vật liệu, nhân công và những chi phí sản xuất kinh doanh khác được phát sinh trên mức bình thường, những chi phí bảo quản hàng tồn kho (không tính các khoản phí về bảo quản hàng tồn kho), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

3. Phương pháp tính giá trị của hàng tồn kho theo chuẩn mực kế toán số 2

Sẽ có 03 phương pháp để kế toán tính giá trị hàng tồn kho đó là phương pháp:
  • Tính theo giá đích danh: phương pháp này sẽ được áp dụng đối với những doanh nghiệp có ít loại hàng hóa, ổn định hoặc nhận diện được và được tính theo giá đích danh.
  • Bình quân gia truyền: theo phương pháp này giá trị của mỗi loại hàng tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của mỗi loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ hoặc là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc là sản xuất tại thời gian gần cuối kỳ
  • Nhập trước – xuất trước: là phương giả định hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì sẽ được xuất trước và với phương pháp này giá trị hàng tồn kho sẽ tính theo giá của lô hàng nhập kho tại thời điểm là đầu kỳ/gần đầu kỳ và giá trị của hàng tồn kho sẽ được tính theo giá hàng nhập kho ở cuối kỳ/gần cuối kỳ còn tồn.

4. Về trình bày báo cáo tài chính

Kế toán cần trình bày những yếu tố sau về hàng tồn kho trên báo cáo tài chính:
  • Thứ nhất, những chính sách kế toán áp dụng đánh giá hàng tồn kho (gồm cả phương pháp tính)
  • Thứ hai, giá gốc đối với mỗi loại hàng tồn kho và tổng hàng tồn kho
  • Thứ ba, trình bày về giá trị dự phòng giảm giá của hàng tồn kho
  • Thứ tư, trình bày giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá của hàng tồn kho
  • Thứ năm, các sự kiện hoặc là trường hợp liên quan đến việc trích dẫn hoàn nhập dự phòng hoặc là lập thêm giảm giá hàng tồn kho.
  • Thứ sáu, trình bày giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đã dùng để thế chấp hoặc cầm nhằm đảm bảo cho các khoản nợ cần trả.
Đồng thời, kế toán cần phản ánh rõ sự chênh lệch giữa giá trị hàng tồn kho trong bảng cân đối kế toán khi doanh nghiệp tính giá trị hàng tồn kho bằng phương pháp nhập sau – xuất trước và kế toán đừng quên cần trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo của kết quả kinh doanh và sản xuất được phân loại chi phí theo chức năng.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ