1. Điểm hoà vốn là gì?
Điểm hòa vốn là điểm dùng để chỉ mức sản xuất hoặc bán hàng mà tại đó tổng
doanh thu bằng tổng chi phí doanh nghiệp bỏ ra.
Khi xem xét hoà vốn, người ta thường quan tâm đến hai loại điểm hoà vốn:
- Điểm hoà vốn kinh tế (còn gọi là điểm hoà vốn trước lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Tại điểm hoà vốn kinh tế lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không.
- Điểm hoà vốn tài chính (còn gọi là điểm hoà vốn sau lãi vay): Là điểm tại đó doanh thu bán hàng bằng tổng chi phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ. Tại điểm hoà vốn tài chính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng không.
2. Công thức tính điểm hoà vốn
Công thức tính điểm hoà vốn:
FC
BEP =
(S-VC)
Điểm hoà vốn theo doanh thu được tính theo công thức:
FC
Doanh thu hoà vốn =
[(S-VC)/S]
Trong đó:
- BEP: Sản lượng hoà vốn là mức sản lượng cần tiêu thụ để đạt hoà vốn
+ Doanh thu hoà vốn tài chính là doanh thu bán hàng bằng tổng chi
phí đã bao gồm lãi vay phải trả trong kỳ.
- S: Giá bán đơn vị sản phẩm
- FC: Tổng chi phí cố định là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ trong một phạm vi quy mô nhất định. Chi phí cố định thường bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền thuê nhà, thuê tài sản, bảo hiểm, lãi vay… (lưu ý đối với lãi vay có thể xếp vào chi phí tài chính cố định).
- VC: Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm là những chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp, hay nói cách khác, khi doanh nghiệp sản xuất hoặc bán nhiều hàng hơn, tổng chi phí biến đổi sẽ tăng lên. Chi phí biến đổi thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
3. Tác dụng và những lưu ý trong phân tích điểm hoà vốn
Điểm hòa vốn cho phép doanh nghiệp biết được tại mức sản lượng tiêu thụ
hoặc mức doanh thu nào doanh nghiệp hòa vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiêu
thụ mức sản lượng vượt qua sản lượng hoà vốn sẽ có lãi; ngược lại doanh
nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Theo dõi điểm hòa vốn giúp doanh nghiệp biết:
- Dòng sản phẩm hiện tại đang mang lại lợi nhuận như thế nào
- Doanh số bán hàng có thể giảm bao nhiêu trước khi bắt đầu bị lỗ
- Doanh nghiệp cần bán bao nhiêu đơn vị sản phẩm để hoà vốn, bao nhiêu sản phẩm để bắt đầu có lợi nhuận
- Thay đổi trong giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ cần tăng giá bán, sản lượng tiêu thụ hoặc tiết giảm chi phí biến đổi như thế nào để bù đắp cho sự gia tăng chi phí cố định.
Vì vậy phân tích điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp lập kế hoạch ngân sách,
quản lý và kiểm soát chi phí cũng như hoạch định chiến lược về giá một
cách phù hợp nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.Phân tích điểm hoà vốn.
3.1 Ưu điểm khi phân tích điểm hòa vốn:
- Đo lường lãi và lỗ ở các mức độ sản xuất và bán hàng khác nhau, từ đó có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp để đạt được lợi nhuận mong muốn.
- Dự đoán ảnh hưởng của những thay đổi trong giá bán hàng.
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi từ đó đưa ra quyết định trong việc đầu tư tài sản cố định nhằm tận dụng lợi ích của đòn bẩy kinh doanh.
- Dự đoán ảnh hưởng của sự thay đổi của chi phí và sản lượng đến lợi nhuận.
3.2 Một số lưu ý khi phân tích điểm hoà vốn:
Việc phân tích điểm hoà vốn thường gắn liền với các giả định, điều này gây
ra những khó khăn khi phân tích điểm hoà vốn trên thực tế. Những khó khăn
đó bao gồm:
- Giả định rằng giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng: điều này không đúng với thực tế, khi sản lượng bán ra đạt đến một mức nhất định, giá bán cũng sẽ thay đổi theo quy luật cung – cầu trên thị trường.
- Giả định khối lượng sản xuất và bán hàng là như nhau, trong khi đó trên thực tế, doanh nghiệp luôn có một lượng hàng tồn kho nhất định.
- Phân tích hoà vốn khó áp dụng trong điều kiện doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm do có sự khác biệt về giá bán và chi phí biến đổi của từng sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế, doanh nghiệp thường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
- Phân tích hoà vốn không quan tâm đến giá trị tiền tệ theo thời gian cho nên kết quả đặc biệt sai lệch trong trường hợp có lạm phát cao.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://amis.misa.vn/27213/diem-hoa-von/