Kỳ thi du học Nhật Bản EJU

2024/08/26

NhậtBản-Duhọc NhậtBản-Vănhóa

Kỳ thi EJU là một trong những điều kiện quan trọng để các bạn du học sinh có thể vào học tại các trường Đại học ở Nhật. Vậy EJU là gì, bao gồm những môn học nào, điều kiện đăng ký và cách đăng ký thi ra sao? Hãy cùng Công ty Kế toán AGS Việt Nam tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
eju

I. Khái quát

EJU (Examination for Japanese University Admission) là kỳ thi do Tổ chức Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản JASSO tổ chức với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, toán học) của du học sinh nước ngoài có nguyện vọng theo học tại các trường đại học. Kết quả của kỳ thi EJU là cơ sở để các trường học lựa chọn du học sinh quốc tế.
Trước đây, du học sinh nước ngoài muốn du học Nhật Bản phải trải qua 2 kỳ thi mà nhiều trường đại học (khoa) của Nhật bắt buộc tham dự là Kỳ thi năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tư phí người nước ngoài. Nhưng kể từ khi bãi bỏ từ tháng 12 năm 2001, Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU) chính thức thay thế và tổ chức ở cả trong và ngoài nước Nhật 2 lần một năm (tháng 6 và tháng 11) bắt đầu từ năm 2002.
Đa số các trường đại học Nhật Bản sử dụng kết quả thi EJU để xét tuyển nhập học. Như vậy, thí sinh chỉ cần dự thi ở nước mình mà không cầ trực tiếp sang Nhật thi đầu vào.

II. Thời gian đăng ký thi – thông báo kết quả và địa điểm thi

1.Thời gian

Kỳ thi được tổ chức 2 lần vào tháng 6 (lần 1) và tháng 11 (lần 2)
Bảng thời gian nộp hồ thi EJU
Giấy thông báo kết quả được gửi tới. JASSO sẽ cung cấp cho trường kết quả của thí sinh tùy theo sự truy vấn từ trường mà thí sinh đã nộp hồ sơ đăng ký

2.Địa điểm

Phí dự thi: 290.000đ (bao gồm 15.000đ gửi bưu điện)
Hà Nội:
  • Khoa tiếng Nhật, Đại học Ngoại thương
  • Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  • Email: khoatiengnhat@ftu.edu.vn
  • Điện thoại: 024-3775-0639
TP. Hồ Chí Minh:
  • Phòng Hợp tác quốc tế & Phát triển dự án quốc tế, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM
  • Địa chỉ: 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, quận 1, phường Bến Nghé, TP.HCM
  • Email: icd@hcmussh.edu.vn
  • Điện thoại: 028-3829-3828

III. Môn thi

Thí sinh có thể lựa chọn tối đa 3 môn trong tổng số 4 môn thi:
  • Tiếng Nhật
  • Khoa học xã hội
  • Khoa học tự nhiên (vật lý, sinh học, hóa học)
  • Toán học
Thí sinh không thể đồng thời chọn thi 2 môn khoa học tự nhiên và khoa học trong cùng một kỳ thi.
Tùy theo yêu cầu của các trường đại học, các thí sinh có thể lựa chọn môn thích hợp để thi. Ngoài ra, có thể lựa chọn ngôn ngữ để thi (tiếng Nhật hoặc tiếng Anh).
Bảng môn thi EJU

IV. Cấu trúc bài thi

1.Tiếng Nhật

Gồm 3 phần: Bài luận, Đọc hiểu, Nghe hiểu – Nghe đọc hiểu
Trình tự và thời gian: Bài luận (30 phút) → Đọc hiểu (40 phút) → Nghe đọc hiểu → Nghe hiểu (Nghe đọc hiểu và nghe hiểu tổng cộng 55 phút)
Thang điểm: 0~400 điểm (Đọc hiểu 0~200 điểm, Nghe hiểu – Nghe đọc hiểu 0~200 điểm) và bài luận 0~50 điểm

2.Khoa học tự nhiên

Môn khoa học tự nhiên gồm 3 môn: vật lý, hóa học, sinh học.
Thí sinh chọn 2 trong 3 môn trên (mỗi môn 100 điểm) để thi tùy theo yêu cầu của trường đại học có nguyện vọng dự thi.

3.Khoa học xã hội 

Môn khoa học xã hội là một môn học riêng biệt của kỳ thi EJU. Đây là môn học kết hợp các môn Công dân (trọng tâm là kinh tế - chính trị), địa lý, lịch sử được học tại các trường trung học phổ thông của Nhật Bản.

4.Toán học

Gồm 2 loại:
  • Chương trình 1: áp dụng cho các ngành thuộc khối khoa học xã hội và các ngành thuộc khối khoa học tự nhiên sử dụng ít toán
  • Chương trình 2: áp dụng cho các ngành sử dụng nhiều toán
Thí sinh chọn 1 trong 2 chương trình trên theo yêu cầu của trường đại học có nguyện vọng dự thi

V. Dành cho thí sinh khuyết tật

Những thí sinh bị ốm đau, bị thương hoặc bị khuyết tật nếu có nguyện vọng nhận sự trợ giúp khi thi hãy liên lạc với đơn vị phụ trách thi trước khi nộp hồ sơ và làm theo hướng dẫn (Liên quan tới thủ tục yêu cầu sự trợ giúp, về nguyên tắc cần có giấy tờ chứng minh cần thiết phải có sự trợ giúp, về nguyên tắc cần có giấy tờ chứng minh cần thiết phải có sự trợ giúp như sổ khám bệnh do bệnh viện cấp,...)
Ngoài ra, những thí sinh phải sử dụng máy trợ thính, nạng, xe lăn,... trong sinh hoạt hằng ngày hãy liên hệ với đơn vị phụ trách và làm theo hướng dẫn. Nếu sau khi nộp hồ sơ dự thi chẳng may bị tai nạn hoặc ốm đau cần sự trợ giúp, hãy liên lạc ngay lập tức. Tuy nhiên, tùy theo tình hình nơi thi,... có trường hợp không giải quyết được nội dung yêu cần trợ giúp.

VI. Thời gian có hiệu lực của kết quả

Kết quả của kỳ thi du học Nhật Bản EJU có hiệu lực 2 năm (cho 4 lần thi trong quá khứ). Thí sinh chỉ có thể nộp kết quả của 1 lần thi trong số đó cho trường có nguyện vọng thi vào. Tùy theo trường, tình hình sử dụng sẽ khác nhau ví dụ như trường hợp có thể sử dụng bất kỳ kết quả nào của 4 lần thi trong quá khứ, trường hợp chỉ sử dụng kết quả lần 1 hoặc lần 2 của năm dự thi, nên bắt buộc phải xác nhận với trường có nguyện vọng thi vào. Thí sinh không thể nộp kế quả của lần thi khác nhau cho mỗi môn giống nhau như môn tiếng Nhật dùng kết quả kỳ thi lần 1 (tháng 6), môn tổng hợp thì dùng kết quả kỳ thi lần 2 (tháng 11).

VII. Thông tin hữu ích để có kết quả tốt trong kỳ thi EJU

1.Nên bắt đầu luyện thi EJU từ khi nào?

Tháng 6 thi EJU lần 1  tháng 11 thi EJU lần 2  nộp hồ sơ thi Đại học và thi (từ tháng 10 – tháng 3)
Thí sinh nên tiến hành ôn luyện trước kỳ thi EJU lần 1 ít nhất 1 năm. Thời gian cụ thể tùy thuộc vào môn thi thí sinh chọn và nền tảng sẵn có.

2.Làm thế nào để xác định mình phải thi EJU môn nào?

Các môn thi EJU sẽ phụ thuộc vào trường Đại học và ngành thí sinh muốn ứng tuyển.
Để có chiến lược thi đại học hiệu quả. Hãy xác định ngành học mà bản thân muốn theo đuổi và xem ngành đó thuộc khối nào của Nhật.
Bên Nhật chia làm 2 khối:
  • Khối Rikei (khối ngành công): kĩ thuật, điện tử, nông, kiến trúc,... cơ bản như khối A – B của Việt Nam
  • Khối Bunkei (khối nhân văn): kinh tế, giáo dục,... cơ bản như khối C – D của Việt Nam
Với kỳ thi EJU:
  • Khối Bunkei sẽ thi Toán 1 (toán cơ bản), môn tổng hợp (lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế) và tiếng Nhật
  • Khối Rikei sẽ thi Toán 2 (toán cao cấp), vật lý, sinh học, hóa học (chọn 2 trong 3 môn để thi). Việc chọn môn nào sẽ tùy vào ngành mà thí sinh sẽ chọn nhưng thông thường mọi người chọn toán, vật lý, hóa học và tiếng Nhật

3.Cần đạt bao nhiêu điểm EJU để có cơ hội trúng tuyển?

Kết quả đỗ đại học là tổng hợp của điểm EJU và kì thi tổ chức ở trường. Vì vậy, để vào được nhóm trường tốt, thí sinh hãy cố gắng lấy điểm EJU thật cao. Số điểm an toàn của khối Bunkei tầm trên 650 điểm, khối Rikei là trên 600 điểm.
Cánh cống du học Nhật Bản chưa bao giờ là dễ dàng nhưng nếu không bắt đầu, bạn sẽ không thể hiện thực hóa ước mơ của mình. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có được định hình ban đầu về kỳ thi EJU và chọn cho mình mổ khởi đầu thật tốt trên con đường du học đến Xứ sở mặt trời mọc mà bạn hằng mong ước.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc hết bài viết này. Hi vọng bạn có được những thông tin hữu ích trong dự định du học tại Nhật Bản của mình. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thông tin mới nhất cùng cơ hội việc làm tại AGS nhé!!!

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ