Quyết toán thuế và những lưu ý quan trọng về quyết toán thuế

2024/08/12

ThuếQuảnlý ThuếTNCN ThuếTNDN

1. Quyết toán thuế là gì?

  • Những công việc của quyết toán thuế chính là thống kê, xác định và thu thập các số liệu liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Đây là việc bắt buộc mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải làm sau thời gian thành lập. Doanh nghiệp phải tính toán, kê khai và đóng đủ các khoản thuế cho cơ quan thuế, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các số liệu đã thống kê, kê khai. Sự thống nhất giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp trong việc quyết toán thuế là điều cần thiết.
  • Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà có thể thực hiện quyết toán khác nhau như sau 5 năm hoặc phải làm quyết toán năm (1 năm/ 1 lần). Tuy nhiên, khi có trường hợp đột xuất của cơ quan kiểm toán thì bạn cần xuất các dữ liệu về thuế mà công ty đã và đang chuẩn bị đóng theo quý, tháng.

2. Đối tượng cần quyết toán thuế

  • Theo quy định của pháp luật, các đối tượng cần phải quyết toán thuế bao gồm:
    • Cá nhân: Quyết toán thuế từ khoản thuế thu nhập cá nhân có nghĩa vụ phải nộp tính theo tiền công, tiền lương. Bao gồm cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam.
    • Tổ chức, doanh nghiệp: Quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho phần thu nhập là tiền công, tiền lương của người lao động mà phía doanh nghiệp đã chi trả và quyết toán cho phần thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
Điều 8, khoản 6, điểm d Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý thuế nếu tổ chức chi trả thu nhập bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi cơ cấu, giải thể hay phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và các chứng từ khấu trừ thuế cho người lao động trong thời hạn 45 ngày.
  • Bên cạnh đó, cá nhân khi đảm bảo những điều kiện sau có thể ủy quyền cho tổ chức, doanh nghiệp chi trả tiền thực hiện quyết toán thay cho mình:
    • Cá nhân đang làm việc tại một tổ chức, doanh nghiệp, chỉ có một nguồn thu nhập từ tiền lương, hợp đồng tại doanh nghiệp > 03 tháng ở thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
    • Ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho tổ chức mới đối với cá nhân được điều chuyển công tác từ tổ chức cũ sang tổ chức mới của doanh nghiệp (hoặc từ trụ sở - chi nhánh) và không phát sinh thu nhập từ nơi khác.

3. Phân loại quyết toán thuế

  • Các loại thuế phổ biến hiện nay:
    • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
    • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

3.1.  Quyết toán thuế TNCN

Căn cứ thực hiện:
  • Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12
  • Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 của Quốc hội (hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020)
  • Nghị quyết số 954/2020/NQ-UBTVQH14 ngày 02/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh về thuế thu nhập cá nhân.
  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (hiệu lực từ ngày 05/12/2020) và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
  • Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân.
  • Điều 21 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC.
  • Công văn 636/TCT-DNNCN ngày 12 tháng 3 năm 2021.

3.2. 10 khoản thu nhập sau đây sẽ chịu thuế thu nhập cá nhân

3.3. Quyết toán thuế TNDN

Căn cứ thực hiện
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009), được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 32/2013/QH13 (hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014); Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015).
  • Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014; Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, được sửa đổi, bổ sung bởi: Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ.

3.4. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm các mục sau

  • Khai quyết toán thuế năm.
  • Khai trong trường hợp có quyết định về việc doanh nghiệp giải thể, chia tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động, khi đó, cơ quan thuế ra quyết định quyết toán đến doanh nghiệp, mục đích chính để truy thu số thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Khi làm hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ doanh nghiệp chuẩn chị sẽ phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp:
    • Doanh nghiệp Việt Nam.
    • Doanh nghiệp hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô, khí thiên nhiên.
    • Nhà thầu nước ngoài.
  • Thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế hằng năm chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày kết thúc năm tài chính hay năm dương lịch.
  • Đối với các doanh nghiệp nằm trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động: chậm nhất là 45 ngày tính từ ngày có quyết định về vấn đề thay đổi của doanh nghiệp.

4. Những lưu ý quan trọng về vấn đề quyết toán thuế

  • Trong quá trình quyết toán thuế, có nhiều trường hợp xảy ra sai sót về số liệu vì vậy cần phải lập tờ kê khai bổ sung, photo hóa đơn sai ra kẹp thành một bản cùng với tờ kê khai điều chỉnh.
  • Cần phải chuẩn bị các giấy tờ cho cơ quan chức năng kiểm tra trong trường hợp hóa đơn có giá trị lớn và chưa thanh toán.
Các công việc đã nghiệm thu và thu tiền nhưng không xuất hóa đơn, thì doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn bù và bổ sung thông tin.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://taf.vn/blog/van-ban-phap-luat-moi/quyet-toan-thue-va-nhung-luu-y-quan-trong-ve-quyet-toan-thue.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ