Tìm hiểu 12 nét văn hóa truyền thống đặc sắc của Nhật Bản (Phần 1)

2024/08/08

NhậtBản-Vănhóa

Xứ sở mặt trời mọc luôn biết cách thu hút trái tim của khách du lịch bởi những điều thú vị và kỳ lạ. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn, Nhật Bản còn nổi tiếng với nền văn hóa đồ sộ và đa dạng.

Là một quốc gia có cuộc sống hiện đại ở khu vực châu Á, nhưng không vì thế mà Nhật Bản mất đi những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Dưới đây chính là những nét văn hóa đặc sắc của người Nhật mà bạn nên tìm hiểu trước khi du lịch tới đất nước này.

1. Văn hóa trà đạo


Phát triển từ khoảng cuối thế kỷ VII, trà đạo đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản.

Thưởng thức trà là nét đặc trưng trong trong văn hóa Nhật Bản (Ảnh: Sưu tầm)

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

Trà đạo là hoạt động pha matcha theo một phương pháp truyền thống đã định và đóng vai khách mời. Cho bột matcha và nước nóng vào bát trà và khuấy bằng rổ đựng trà bằng tre.

Nhật Bản nổi tiêng với trà làm từ matcha (Ảnh: Sưu tầm)
Cách thưởng trà:

- Đầu tiên, lấy bát bằng tay phải của bạn và đặt nó trước mặt bạn. Sau đó, anh ta chào người chủ nhà, nói: "Tôi sẽ có bạn" và cầm lấy bát trà.

- Xoay bát hai lần theo chiều kim đồng hồ trên tay trái để tránh đặt miệng trước bát có hoa văn trên đó. Uống trà chia làm 3 đến 4 lần, cuối cùng tạo tiếng ồn và ngậm trà như một tín hiệu rằng bạn đã uống xong. Sau đó, lau ống ngậm bằng ngón tay và lau ngón tay bằng giấy bỏ túi.

- Cuối cùng, xoay bát ngược chiều kim đồng hồ hai lần trên tay trái để đưa bát về phía trước và đặt vào vị trí đã rút bát.
Người Nhật khi thưởng trà (Ảnh: Sưu tầm)

Nếu bạn có cơ hội thưởng thức trà đạo thì phải lưu lại ngay các bước chỉ dẫn này nhé!

2. Trang phục truyền thống Kimono


Kimono trong tiếng Nhật có nghĩa là: “đồ để mặc”, hòa phục hay còn có cái tên khác là y phục Nhật, chính là là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Ở Nhật, phụ nữ mặc kimono phổ biến hơn nam giới và thường có màu và hoa văn nổi bật. Trong khi đó, kimono dành cho nam thường không có hoa văn và màu tối hơn.
Du khách hứng thú khi mặc kimono chụp ảnh (Ảnh: Sưu tầm)

Điểm đặc biệt của Kimono dành cho phụ nữ chính là bạn không cần phải lo liệu mình có mặc vừa hay không vì Kimono chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc chỉ cần bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình.
Kimono dành cho phụ nữ (Ảnh: Sưu tầm)

Ở bên ngoài, Kimono dường như rất dễ mặc, chỉ cần thự hiện một vài bước đơn giản như mặc áo dài, buộc thắt lưng và đi dép. Nhưng thực sự mặc Kimono không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể bị rối theo các cách mặc Kimono, nhưng hãy nhớ điểm mấu chốt đó là Kimono được gấp qua trái trước và bên phải ngoài cùng cho tất cả phụ nữ và nam giới.

3. Tinh thần võ sĩ đạo


Phần lớn người nước ngoài thường biết đến từ Samurai như một danh xưng dành cho các võ sĩ, nhưng thực chất nó dùng để chỉ những người phục vụ và bảo vệ tầng lớp quý tộc cung đình thời Heian. Dần dần, Samurai được phép sử dụng ngựa, kiếm, cung tên khi làm việc và trở thành một tầng lớp mới trong xã hội.
Mô hình Samurai Nhật Bản (Ảnh: Sưu tầm)

Giống như Trà đạo chữ “đạo” trong Võ sĩ đạo cũng có nghĩa là một con đường, một phong cách, một triết lý và một hệ thống có nguyên tắc rõ ràng. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự.
Thanh kiếm katana một biểu tượng của võ sĩ Nhật Bản (Ảnh: Sưu tầm)

4. Đấu vật Sumo


Võ sĩ Sumo là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và đấu vật Sumo được xem là một thể thao quốc gia của xứ sở hoa anh đào.

Từ thế kỷ thứ 8, Sumo bắt đầu như một cách để cầu mong cho mùa vụ màu mỡ và sau đó phát triển thành một trò chơi phổ biến, trong đó 2 người sẽ thi đấu trong 1 vòng tròn. Người chiến thắng là người có thể triệt hạ đối thủ bằng sự nhanh nhẹn và sức đẩy, buộc họ bước ra khỏi vòng của cuộc chơi.
Sumo là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản (Ảnh: Sưu tầm)

5. Văn hóa ăn uống

Cách thưởng thức Mì

Có rất nhiều điều thú vị về văn hóa Nhật Bản trong những truyền thống ăn uống, nhưng có 1 điểm độc đáo nhất chính là ăn mì. Đây không chỉ là một phong tục trong xã hội Nhật Bản, mà còn là một cách để thể hiện rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn của mình. Không giống như những món ăn khác, khi ăn mì tại Nhật Bản nhất định phải phát ra tiếng.


(Ảnh: Sưu tầm)

Đây là cách để thể hiện niềm vui của thực khách và nó như là một lời khen dành cho đầu bếp bởi hương vị tuyệt vời của món mì.


(Ảnh: Sưu tầm)
Sushi và Sashimi

Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi bạn lại phải dùng đũa để thưởng thức. Ngoài ra, điều đáng chú ý là chỉ phần cá được chạm vào nước sốt khi bạn chấm, còn phần cơm thường không được ngâm trong nước sốt vì như vậy sẽ làm Sushi bị mặn. Khi ăn Sashimi, mọi người có thể trộn nước tương và wasabi với nhau.


Sashimi và Sushi cũng có cách ăn riêng (Ảnh: Sưu tầm)
Bánh Mochi

Vào những ngày đầu năm mới, mochi là món quà tinh thần không thể thay thế trong mỗi gia đình. Món bánh này tượng trưng cho mong muốn về một cuộc sống đầy may mắn và thịnh vượng, ăn món này dịp đầu năm với mong muốn mang đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.


Bánh Mochi đủ màu sắc bắt mắt (Ảnh: Sưu tầm)
Một số quy tắc ăn uống của người Nhật:

- Hãy bắt đầu bữa ăn bằng việc nói “Itadaki-masu” – nghĩa là “Cảm ơn vì bữa ăn”.


Trước khi ăn người Nhật luôn có câu cảm ơn bữa ăn (Ảnh: Sưu tầm)

- Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn: Việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị coi là bất lịch sự ở Nhật.

- Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn: Nhìn chung, bạn nên ăn cả miếng và tránh dùng răng xé nhỏ. Các món ăn Nhật thường được chia làm nhiều phần rất vừa miệng. Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự. Bạn có thể che miệng lại khi nhai những miếng to.


(Ảnh: Sưu tầm)

- Không trộn wasabi (mù tạt xanh) với xì dầu: Người dân các nước khác thường trộn đều xì dầu với wasabi khi ăn sashimi, nhưng đúng ra bạn không nên làm thế. Bạn cần cho một chút wasabi lên trên miếng sashimi, sau đó mới chấm xì dầu.

- Đừng úp ngược nắp bát tô: Việc úp ngược nắp bát sẽ khiến người khác nghĩ bạn đã ăn xong rồi.


(Ảnh: Sưu tầm)

- Không dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp: Bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự nếu dùng đũa của mình chạm vào đồ ăn trên đĩa nhưng rồi lại không gắp.

- Không đặt đũa lên trên bát: Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa. Nếu không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn.


Người Nhật không đặt đũa lên bát (Ảnh: Sưu tầm)

- Đừng đảo đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa chung: Do đầu đũa đó là nơi bạn đặt tay nên thực chất không sạch và không nên dùng để gắp thức ăn. Bạn nên nhờ phục vụ lấy thêm một đôi nữa để dùng gắp món ăn chung.

- Khi đã ăn xong, bạn có thể cảm ơn chủ nhà bằng việc nói “Gochisosama – deshita” (trang trọng) hoặc đơn giản hơn “Gochisosama” (ít trang trọng).

6. Văn hóa giao tiếp Nhật Bản


Một trong những nét văn hóa đặc biệt của Nhật Bản mà bạn có thể nhận thấy một cách dễ dàng đó chính là cúi đầu chào nhau. Không giống như các quốc gia phương Tây, khi gặp nhau họ thường bắt tay hay ôm hôn, thay vào đó người Nhật tỏ lòng hiếu khách và lịch sử bởi những cái cúi đầu.


Cúi đầu là văn hóa giao tiếp lịch sự của người Nhật Bản Ảnh: Sưu tầm)

Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

- Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.

- Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.

- Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.


Tùy vào đối tượng gặp gỡ mà người Nhật có cách cúi chào khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

Trong văn hóa giao tiếp người Nhật, khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.

Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp mà người Nhật có những lựa chọn trang phục phù hợp, tuy nhiên, họ luôn đề cao sự ý nhị, kín đáo và các nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là sạch sẽ và không nhàu nát.


(Ảnh: Sưu tầm)

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là người Nhật thường xuyên sử dụng những lời “cảm ơn”, “xin lỗi”. Điều này gây không ít bất ngờ, thậm chí khó hiểu cho những ai lần đầu tiên đến Nhật.

Nguồn: https://pystravel.vn/tin/5442-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban.html

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ