Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ
Kế toán, Kiểm toán Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và hội
nhập, việc quản lý thuế xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc duy
trì sự công bằng và hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong bài viết
này công ty kế toán AGS sẽ chia sẻ về chủ đề 05 trường hợp hoàn thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu. Để hiểu rõ hơn về các tình huống đặc biệt liên quan đến thuế
xuất khẩu và thuế nhập khẩu, chúng ta sẽ khám phá năm trường hợp chính mà trong
đó các quy định về thuế có thể được áp dụng một cách linh hoạt hoặc có sự điều
chỉnh đặc biệt. Những trường hợp này không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi
phí mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý một cách chính xác.
Bây
giờ chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. 05 trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Theo khoản 1, 2 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, các
trường hợp hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm:
Trường hợp 1
Người nộp
thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu,
xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất
khẩu đã nộp thuế;
Trường hợp 2
Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa
xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập
khẩu;
Trường hợp 3
Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu
phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
Trường hợp 4
Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh
nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm;
Trường hợp 5
Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận
chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp
đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình,
phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế
quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử
dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu
lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được
hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Lưu ý
- Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
- Hàng hóa quy định tại (1), (2), (3) nêu trên được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến.
2. Các trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập
Hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế
xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm:
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam;
- Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê
khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng
hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua
hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa.
Cơ quan hải
quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết
quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
(Khoản 1 Điều 33
Nghị định 134/2016/NĐ-CP)
3. Các trường hợp hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất
Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế
nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.
Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc
người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định;
- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Người nộp
thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về
hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày
hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm
kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để
phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế.
(Khoản 1 Điều 34 Nghị định
134/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP)
Công ty kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/45003/05-truong-hop-hoan-thue-xuat-khau-thue-nhap-khau