Bảo lãnh người thân khi người nước ngoài đã có TRC

2024/09/10

LuậtLaođộngNướcngoài

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. 
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề bảo lãnh người thân khi người nước ngoài đã có TRC. Bài viết dành cho cá nhân là người nước ngoài có mong muốn bảo lãnh người thân . AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì với nhu cầu sinh sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam sau khi có TRC, người nước ngoài thường sẽ phát sinh mong muốn được gặp gỡ, đoàn tụ cùng người thân, do đó, đây là nội dung được nhiều sự quan tâm. 
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Những trường hợp nào sẽ được cấp thẻ tạm trú và thẻ tạm trú quy định bao lâu sẽ hết hạn?

Căn cứ theo Điều 36 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về những trường hợp sau đây được cấp thẻ tạm trú:

“Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú

1. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú bao gồm:

a) Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

b) Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

2. Ký hiệu thẻ tạm trú được quy định như sau:

a) Thẻ tạm trú quy định tại điểm a khoản 1 Điều này ký hiệu NG3;

b) Thẻ tạm trú quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.”

Đồng thời, theo Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về thời hạn của thẻ tạm trú như sau:

“Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú

1. Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

2. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.

3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.

4. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.

5. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.

6. Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới.”

Như vậy, việc cấp thẻ tạm trú dành cho những đối tượng là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.

Hoặc là người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT.

2. Người nước ngoài đã có thẻ tạm trú thì có thể bảo lãnh em ruột sang Việt Nam theo diện thăm thân không?

Theo Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:

"Điều 44: Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài

1. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam có các quyền sau đây:

b) Người có thẻ tạm trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý;

c) Người có thẻ thường trú được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm;

..."

Như vậy người nước ngoài có thẻ tạm trú chỉ được bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm; được bảo lãnh vợ, chồng, con dưới 18 tuổi ở cùng trong thời hạn thẻ tạm trú nếu được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh người đó đồng ý. Ở đây quy định không đề cập đến đối tượng anh chị em ruột chị nhé.

Nếu thực hiện thì chỉ có thể bảo lãnh cho em ruột vào Việt Nam để làm việc theo diện người lao động nước ngoài (visa lao động).

3. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ gì?

Theo khoản 2 Điều 44 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định như sau:

""Điều 44: Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài

...

2. Người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;

b) Hoạt động tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích nhập cảnh;

c) Khi đi lại phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam và phải xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Người nước ngoài thường trú nếu xuất cảnh đến thường trú ở nước khác phải nộp lại thẻ thường trú cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. 

Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nguoi-nuoc-ngoai-da-co-the-tam-tru-thi-co-the-bao-lanh-em-ruot-sang-viet-nam-theo-dien-tham-than-kh-49722-28557.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ