Các bước bài bản cho lộ trình học kế toán hiệu quả nhất

2024/09/05

TintứcKếtoán

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này Công ty Kế toán AGS Việt Nam sẽ chia sẻ về chủ đề "Các bước bài bản cho lộ trình học kế toán hiệu quả nhất". Bài viết dành cho người có nhu cầu học về ngành kế toán. Công ty Kế toán AGS Việt Nam muốn chia sẻ về điều này bởi vì đây là một chủ đề hữu ích mà mọi người cần biết.

Kế toán là một vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp, đòi hỏi bạn phải có kĩ năng chuyên môn cao. Vì vậy mà nhiều thực tập sinh khi mới tìm hiểu về kế toán sẽ rất hoang mang vì không biết nên bắt đầu học từ đâu. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lộ trình học kế toán bài bản nhất dành cho thực tập sinh kế toán nhé!

I. Lộ trình học kế toán cho người mới bắt đầu

Kế toán là công việc yêu cầu rất nhiều kĩ năng như: ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức. Chính vì đòi hỏi nhiều kĩ năng chuyên môn cao như vậy mà nhiều người luôn thắc mắc "Nên học kĩ năng kế toán nào trước", "Lộ trình học kế toán như nào mới đúng?". Đặc biết là với các bạn sinh viên đang học chuyên ngành kế toán mới ra trường, các thực tập sinh kế toán ở công ty, hoặc người mới bắt đầu tự học ở nhà. Sau đây là các bước cơ bản để thực hiện:

Bước 1: Bắt đầu từ nguyên lý kế toán

Nguyên lý kế toán là môn học "vỡ lòng", là nền tảng chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán. Nó cung cấp những kiến thức, nguyên tắc và khái niệm căn bản về kế toán. Ngoài ra, học nguyên lý kế toán giúp bạn hiểu hơn về cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế xảy ra trong doanh nghiệp. Nguyên lý kế toán chính là cách khởi đầu đúng đắn để các thực tập sinh kế toán có thể tiếp tục đào sâu hơn về ngành. Những kiến thức cơ bản bao gồm: 
  • Tổng quan về kế toán, công việc của kế toán viên trong doanh nghiệp.
  • Tìm hiểu về tài khoản, hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán.
  • Các nghiệp vụ kế toán như: khấu hao về tài sản cố định, giá thành sản phẩm, tính lương...
  • Nội dung cơ bản về phương pháp kế toán bán hàng, nguyên vật liệu, giá vốn.
  • Những thuật ngữ chuyên ngành.

Bước 2: Thực hành trên sổ sách và lập báo cáo

Nếu bạn là thực tập sinh, người mới bắt đầu học kế toán thì ngoài lý thuyết nền tảng, việc thực hành trên sổ sách thực tế và lập báo cáo là cần thiết. Dưới đây chính là tổng hợp về các loại sổ sách và báo cáo trong kế toán.

Lập báo cáo là khâu làm việc quan trọng trong kế toán, ngoài ra bạn cũng tiếp xúc với nhiều loại sổ sách khác nhau. Trong đó, có hai loại sổ sách là: sổ sách kế toán chi tiết và sổ sách kế toán tổng hợp. Trong sổ sách kế toán chi tiết cụ thể có: sổ, thẻ kế toán chi tiết. Còn sổ kế toán tổng hợp gồm sổ nhật ký và sổ cái.

Đối với báo cáo trong kế toán thì có hai phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị. Với hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảnh thuyết minh báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, khi thực hành sổ sách và báo cáo kế toán, bạn cũng sẽ được tiếp xúc với nhiều vấn đề cần giải quyết trong chuyên ngành như:
  • Thực hành chuyển số dư năm trước sang năm sau
  • Tất cả nghiệp vụ phát sinh và định khoản cần được nhập vào sổ liên quan
  • Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của hóa đơn
  • Làm bút toán cuối tháng: tiền lương, trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí trả trước, kết chuyển thuế, doanh thu, chi phí,..
  • Lập các bảng phân bổ chi phí trả trước, khấu hao tài sản cố định
  • Lập bảng chi phí, doanh thu cuối năm để tính lãi, lỗ
  • Lập báo cáo tài chính

Bước 3: Kê khai thuế và lập báo cáo tài chính. 

Đầu tiên, ta cần hiểu rõ về thời hạn nộp tờ khai, báo cáo sao cho đúng hạn.
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng thì thời hạn nộp hàng tháng là ngày 20 của tháng tiếp theo
  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý thì hạn nộp là ngày 30 của ngày đầu tiên của quý tiếp theo
  • Đối với nộp báo cáo tài chính thì các tổ chức cần nộp trong vòng 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Lưu ý: Tờ khai bao gồm: Tờ khai thuế GTGT, thuế TNCN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
Còn kê khai thuế và báo cáo tài chính thì sao? Đáng mừng là hiện nay việc kê khai có thể được thực hiện một cách dễ dàng và tiện lợi trên phần mềm HTKK. Để kê khai một cách chuẩn xác nhất, các thực tập sinh kế toán hoặc người mới bắt đầu cần nắm chắc những kiến thức sau:
  • Cập nhập các loại thuế mới nhất đang hiện hành
  • Tìm hiểu về loại thuế doanh nghiệp phải nộp
  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo tháng hoặc theo quý
  • Lập báo cáo cuối năm về thuế thu nhập cá nhân, thuế nhu nhập doanh nghiệp

II. Tổng kết

Hy vọng qua bài viết trên, các bạn thực tập sinh hoặc người mới bắt đầu tìm hiểu về kế toán sẽ có được lộ trình học kế toán tốt nhất cho mình. Hãy bắt đầu trước bằng cách có một nền tảng kiến thức vững chắc, sau đó là thực hành thật nhiều để nâng cao kĩ năng chuyên môn của mình.

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ