Hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại thì có được tái xuất cho đối tác khác không?

2024/09/05

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Chắc hẳn trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp đều từng gặp phải tình huống hàng hóa đã được xuất khẩu nhưng lại bị trả lại vì nhiều lý do khác nhau. Điều này không chỉ gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng mà còn tiềm ẩn nhiều thách thức trong việc quản lý hàng hóa và tối ưu hóa lợi nhuận. Một câu hỏi quan trọng mà nhiều doanh nghiệp quan tâm là: Khi hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại, liệu có thể tái xuất cho đối tác khác hay không?
Trong bài viết này, công ty kế toán AGS Việt Nam sẽ làm rõ những quy định và quy trình liên quan đến việc tái xuất hàng hóa bị trả lại. Chúng ta sẽ xem xét các yếu tố pháp lý, yêu cầu về chất lượng và các bước cần thiết để đảm bảo rằng hàng hóa không chỉ được xử lý đúng cách mà còn có thể tiếp tục mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Hãy cùng khám phá những thông tin quan trọng để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất. 

1. Hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại thì có được tái xuất cho đối tác khác không?

Căn cứ Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:
Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
Đối chiếu với quy định này, trong trường hợp hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại thì có thể tái nhập hàng hóa bị trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Hồ sơ hải quan trong trường hợp này bao gồm các giấy tờ, tài liệu dưới đây:
  • Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
  • Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
  • Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

2. Hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại khi tái nhập có phải đóng thuế không?

Việc đóng thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại được quy định tại Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
5. Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập; Người khai hải quan chưa phải nộp thuế trong thời hạn tái chế, nếu quá thời hạn tái chế đã đăng ký mà chưa tái xuất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo đó, Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại và được tái nhập nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.

3. Hàng hóa đã xuất khẩu bị trả lại khi tái xuất cho đối tác khác phải thông báo với cơ quan hải quan nào?

Căn cứ khoản 8 Điều 47 Nghị  định 08/2015/NĐ-CP quy định thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:
Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.
Theo đó, nếu như thuộc trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) để xử lý thuế theo quy định.

Công ty kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hang-hoa-da-xuat-khau-bi-tra-lai-thi-co-duoc-tai-xuat-cho-doi-tac-khac-truong-hop-nay-co-phai-dong--753000-164704.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ