Xuất hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất sử dụng ngoại tệ

2024/09/19

LuậtThươngmại

Hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất là một vấn đề quan trọng trong quản lý tài chính và kế toán của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch này đã trở thành một chủ đề cần được làm rõ để đảm bảo tuân thủ quy định pháp lý và tối ưu hóa hiệu quả tài chính.

I. Xuất hóa đơn gia công cho doanh nghiệp chế xuất thì có được sử dụng ngoại tệ không?

1. Nội dung của hóa đơn

  • Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
  • Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu).
  • Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

2. Nguyên tắc hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam

Trên lãnh thổ Việt Nam, trừ các trường hợp được sử dụng ngoại hối quy định mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định
  • Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;
  • Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.
Từ các quy định trên, nếu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ thì trên hóa đơn bên bán được phép xuất hóa đơn ghi ngoại tệ và phải thể hiện đồng thời tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam trên hóa đơn.
Đối với một giao dịch kinh tế bất kỳ thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, các bên sẽ bị hạn chế việc thỏa thuận ghi giá và thanh toán bằng ngoại tệ trong hợp đồng nếu như không thuộc vào các trường hợp được phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định.
Trường hợp chị đề cập là 1 doanh nghiệp thông thường (nội địa) xuất hóa đơn gia công hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì dựa vào các quy định cũng như phân tích nêu trên Ban hỗ trợ đánh giá không thể sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng cũng như trên hóa đơn, vì lý do
  • Pháp luật chỉ quy định doanh nghiệp chế xuất chỉ được phép ghi giá và thanh toán hợp đồng với doanh nghiệp nội địa bằng ngoại tệ trong trường hợp mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu.
  • Trường hợp này, doanh nghiệp nội địa thực hiện cung cấp dịch vụ gia công cho doanh nghiệp chế xuất chứ không phải bán hàng hóa từ thị trường nội địa cho doanh nghiệp chế xuất để sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu.
Do đó, doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa không được ghi giá hợp đồng và thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ. Nghiệp vụ kinh tế không phát sinh bằng ngoại tệ thì không thể xuất hóa đơn bằng ngoại tệ.

II. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền.
Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

III. Doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng hóa vào thị trường nội địa

Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.


Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.


Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/xuat-hoa-don-gia-cong-cho-doanh-nghiep-che-xuat-thi-co-duoc-su-dung-ngoai-te-khong-neu-duoc-thi-pha-333165-138066.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ