Bài viết này sẽ phù hợp với các kế toán viên đang phụ trách phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về hoàn thuế. Công ty AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì các doanh nghiệp thuộc diện phá sản, quy trình và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt có những quy định riêng nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như tuân thủ pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này, giúp doanh nghiệp nắm bắt quy trình một cách chính xác và hiệu quả.
1. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản gồm những gì?
Tại Điều 8 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 quy định như sau:Hoàn thuế, khấu trừ thuế
1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau:a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa;
d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hoá thực tế xuất khẩu.
...
Như vậy, trường hợp quyết toán thuế khi doanh nghiệp phá sản mà doanh nghiệp có số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa thì doanh nghiệp được quyền yêu cầu hoàn loại thuế này.
Đồng thời tại Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định như sau:
Hoàn thuế
Người nộp thuế TTĐB được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau đây:...
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa.
4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp:
a) Hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Hoàn thuế theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hoàn thuế trong trường hợp có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.
Thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Dẫn chiếu đến Điều 71 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về hồ sơ hoàn thuế như sau:
Hồ sơ hoàn thuế
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp được hoàn thuế lập và gửi hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền.2. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
a) Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
b) Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản gồm:
- Văn bản yêu cầu hoàn thuế;
- Các tài liệu liên quan đến yêu cầu hoàn thuế.
2. Việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện tại đâu?
Tại Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc phân loại hồ sơ hoàn thuế như sau:Phân loại hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
a) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
b) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
c) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;
...
Như vậy, hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ
đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp phá sản được xếp vào diện kiểm tra hồ
sơ hoàn thuế trước khi hoàn thuế.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019 có nêu như sau:
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện tại tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019 có nêu như sau:
Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, việc kiểm tra hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện tại tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản được quy định ra sao?
Về thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế khi doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Quản lý thuế 2019, cụ thể như sau:Thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế
...2. Đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế, chậm nhất là 40 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế hoặc không hoàn thuế cho người nộp thuế nếu hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế.
...
Như vậy, thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn
thuế tiêu thụ đặc biệt khi doanh nghiệp phá sản tối đa là 40 ngày kể từ ngày
cơ quan quản lý thuế có thông báo bằng văn bản về việc chấp nhận hồ sơ và thời
hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-han-giai-quyet-ho-so-hoan-thue-tieu-thu-dac-biet-khi-doanh-nghiep-pha-san-duoc-quy-dinh-ra-sao-607348-134875.html?