Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

2024/11/11

ThuếTNDN

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này, AGS muốn chia sẻ những kiến thức thiết thực về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024, giúp người nộp thuế hiểu rõ các thủ tục cần thiết để thực hiện tính thuế hiệu quả.

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ trang bị cho bạn những thông tin cần thiết về thời điểm và lý do cần kiểm tra hồ sơ hoàn thuế. Việc nắm vững những kiến thức này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc quản lý thuế cá nhân của mình. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với AGS Việt Nam để được hỗ trợ.

Bài viết có sử dụng từ viết tắt như sau: thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN).

Hãy cùng khám phá chi tiết các trường hợp hoàn thuế qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, sửa đổi, bổ sung 2013 quy định người nộp thuế TNDN gồm các đối tượng sau:
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp), gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
  • Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
  • Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế TNDN như sau:
  • Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
  • Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
  • Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm:
  • Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, mỏ dầu, mỏ khí, mỏ hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
  • Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
  • Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác;
  • Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
  • Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

2. Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ Điều 6 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Điều 5 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, thuế TNDN được tính như sau:

  • Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất [1]
  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định [2]
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác [3]

Căn cứ Điều 10, Điều 13 và Điều 14 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và Điều 10 Nghị định 218/2013/NĐ-CP, mức thuế suất thuế TNDN là 20%. 
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp áp dụng mức thuế suất cao hơn như doanh nghiệp hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi như doanh nghiệp công nghệ cao nên mức nộp thấp hơn.
Các bước tính thuế TNDN

Bước 1: Tính doanh thu trong kỳ tính thuế, chi phí được trừ, các khoản thu nhập khác 

Bước 2: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức [3] 

Bước 3: Tính thu nhập được miễn thuế, các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Bước 4: Tính thu nhập tính thuế TNDN theo công thức [2] 

Bước 5: Tính tính thuế TNDN phải nộp theo công thức [1]

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://luatvietnam.vn/thue-phi-le-phi/thue-thu-nhap-doanh-nghiep-565-90806-article.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ