Công ty Kế toán AGS hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế
toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty sẽ chia sẻ chi tiết về thời điểm doanh nghiệp chế
xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế. Cùng tìm hiểu chủ đề này qua
bài viết dưới đây nhé.
1. Khi nào doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quy định riêng áp dụng
đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. Theo đó, doanh nghiệp chế xuất
được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ
thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy
xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm
quyền.
Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan
hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát
hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước
khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được
xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng
chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận,
hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất
thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất |
2. Điều kiện và áp dụng chính sách thuế đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi
khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì điều kiện kiểm tra, giám sát hải
quan đối với doanh nghiệp chế xuất là khu phi thuế quan phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau:
- Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.
- Có hệ thống camera quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành định dạng thông điệp dữ liệu trao đổi giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp về hệ thống camera giám sát để thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.
- Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập - xuất - tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
3. Việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan là mẫu nào?
Mẫu thông báo về việc đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị đáp ứng điều
kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với khu phi thuế quan là doanh nghiệp chế
xuất là Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Theo
điểm a khoản 4 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10
Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì chậm nhất 30 ngày trước thời điểm doanh
nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký
đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh (nếu có) hoặc văn bản của cơ
quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản xác nhận của cơ quan đăng ký đầu
tư về việc thời điểm doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động chậm
tiến độ so với thời điểm nêu tại các văn bản kể trên.
Doanh nghiệp chế xuất gửi thông báo đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám
sát hải quan quy định tại khoản 1 Điều này theo Mẫu số 25 Phụ lục VII ban hành
kèm theo Nghị định này cho Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất.
Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều
chỉnh hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp
không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, không nêu thời điểm
doanh nghiệp chế xuất chính thức đi vào hoạt động thì thời điểm doanh nghiệp
chế xuất chính thức đi vào hoạt động là thời điểm doanh nghiệp bắt đầu sản
xuất chính thức theo thông báo của doanh nghiệp với cơ quan hải quan.
Công ty AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có
được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều
thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-diem-doanh-nghiep-che-xuat-duoc-huong-uu-dai-dau-tu-va-chinh-sach-thue-doi-voi-khu-phi-thue-qu-425440-150749.html