Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính từ ngày nào?

2024/12/24

ThuếTNDN


Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính từ ngày nào?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì việc xác định đúng kỳ tính thuế đầu tiên sẽ tác động trực tiếp đến số thuế phải nộp trong các kỳ kế toán, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính từ ngày nào?

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 16 Thông tư 36/2016/TT-BTC như sau:
Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là năm dương lịch. Trường hợp người nộp thuế áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch đã được Bộ Tài chính chấp thuận thì kỳ tính thuế là năm tài chính.
2. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên được tính từ ngày tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đầu tiên cho đến ngày kết thúc năm dương lịch hoặc ngày kết thúc năm tài chính.
3. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cuối cùng được tính từ ngày bắt đầu của năm dương lịch hoặc ngày bắt đầu của năm tài chính đến ngày kết thúc hợp đồng dầu khí.
4. Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên và kỳ tính thuế năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo hoặc kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không được vượt quá 15 tháng.
Như vậy, theo quy định, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tiên đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính từ ngày tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đầu tiên cho đến ngày kết thúc năm dương lịch hoặc ngày kết thúc năm tài chính.

2. Người nộp thuế không được trừ những chi phí nào khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 36/2016/TT-BTC quy định, khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, người nộp thuế không được trừ những chi phí sau đây:
(1) Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ chi phí thu hồi thỏa thuận tại hợp đồng dầu khí.
Trường hợp tại hợp đồng dầu khí không có thỏa thuận về tỷ lệ chi phí thu hồi thì phần chi phí được phép thu hồi vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ.
(2) Các khoản chi không được tính vào chi phí được phép thu hồi theo quy định của hợp đồng dầu khí gồm:
  • Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Các loại hoa hồng dầu khí, tiền đọc và sử dụng tài liệu và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu hồi theo hợp đồng dầu khí;
  • Chi lãi tiền vay đối với khoản vay vốn để đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí;
  • Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại;
  • Các khoản chi khác không được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính thế nào?

Căn cứ Điều 19 Thông tư 36/2016/TT-BTC quy định, số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tính theo công thức sau đây:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính = Doanh thu bán dầu thô, khí thiên nhiên x Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính


Trong đó:
+ Doanh thu bán dầu thô, khí thiên nhiên là toàn bộ giá trị của sản lượng dầu khí thực, được bán tại điểm giao nhận theo giao dịch sòng phẳng của từng lần bán đối với dầu thô hoặc theo hợp đồng mua bán khí thiên nhiên của từng tháng đối với khí thiên nhiên (không bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Trường hợp dầu thô được bán không theo giao dịch sòng phẳng thì doanh thu bán dầu thô được xác định bằng cách lấy khối lượng phần dầu thô nhân (x) với giá bán xác định như hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BTC.
+ Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí xác định như hướng dẫn dưới đây:

Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính = (100% - Tỷ lệ chi phí thu hồi - Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính - Tỷ lệ thuế xuất khẩu tạm tính) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế tự xác định ra tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính và thông báo cho cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế biết cùng với thời hạn thông báo tỷ lệ thuế tài nguyên tạm tính nêu tại Điều 10, Mục 1, Chương II Thông tư 36/2016/TT-BTC.

4. Mức thuế suất thuế TNDN.

4.1. Ngành nghề thông thường

Trước năm 2016:

  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu những năm liền kề dưới 20 tỷ: thuế suất thuế TNDN 20%.
  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu những năm liền lề trên 20 tỷ: thuế suất thuế TNDN 22%.
Từ ngày 01/01/2016:

Tại khoản 1 điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC có viết:

“ Trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20%”.

Kết luận: Từ năm 2016 mức thuế suất thuế TNDN chỉ còn là 20%.

4.2 Ngành nghề đặc thù.

  • Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam thì thuế suất thuế TNDN 32% đến 50%.
  • Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm như bạch kim, vàng, bạc, thiếc, đá quý, đất hiếm trừ dầu mỏ, wonfram, antimoan. Thì thuế suất thuế TNDN là 50%.

4.3 Ngành nghề ưu đãi

Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn kinh khó khăn. Sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng vật nuôi.
  • Thu nhập từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
  • Thu nhập đầu tư bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch, thực phẩm.
  • Thu nhập từ sản xuất, khai thác và tinh chế muối từ hoạt động sản xuất muối của hợp tác xã.
  • Thu nhập từ các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
  • Thu nhập từ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội ( y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao và môi trường,.... ) thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn (vùng xâu vùng xa, miền núi, biên cương, hải đảo).
Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với:
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao.
  • Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian mười 10 áp dụng đối với:
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; phát triển ngành nghề truyền thống.
  • Thuế suất ưu đãi 17% trong thời gian 10 năm áp dụng đối với: Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ky-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-dau-tien-doi-voi-hoat-dong-tim-kiem-tham-do-va-khai-thac-dau-khi-161394-129461.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ