Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới
thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là lễ cúng rừng của
người Phù Lá, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu
truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.
Hàng năm người Phù Lá ở xã Nàn Sỉn thường tổ chức lễ cúng rừng (lau pỉn phù)
vào ngày cuối tháng giêng âm lịch. Người Phù Lá quan niệm thần rừng luôn có
vai trò rất quan trọng trong đời sống của họ, là nơi che chở cho cuộc sống con
người, con người khai thác các sản vật trong rừng để nuôi sống bản thân, rừng
là nơi sinh sôi nảy nở ra sự sống muôn loài muôn vật, do vậy muốn có cuộc sống
ấm no hạn phúc tránh được tai ương vận hạn thì phải làm lễ cúng thần rừng.
Lễ cúng rừng do già làng đứng ra lo liệu chủ trì cho lễ cúng, tất cả mọi người
tuân theo sự chỉ đạo của ông già làng để làm sao lễ cúng rừng được diễn ra tốt
đẹp nhất, Già làng phân công mọi người bắt tay vào chuẩn bị đầy đủ mọi thứ một
cách chu đáo nhất.
Rừng cấm là nơi tựu chung những điều may rủi sẽ đến với cộng đồng làng bản, do
đó làng sẽ phải thờ cúng khu rừng để cầu mong sự may mắn, cuộc sống yên ổn và
cả làng đều phải tuân theo những quy ước của làng đưa ra đối với khu rừng cấm
của làng, như việc cấm không được chặt cây, đốt rừng, phá rừng, nếu làm kinh
động đến rừng thì làng bản sẽ khó tránh khỏi những tai ương bệnh tật, rủi ro.
Địa điểm làng tổ chức lễ cúng là nơi cố định, năm nào cũng tổ chức tại đấy,
tuy nhiên nơi này thường ở trong rừng, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho việc tụ
tập của dân làng trong lễ cúng rừng.
Tại địa điểm cúng bà con dựng lên một bàn thờ làm bằng tre, nứa có 4 chân cao
khoảng 1m, dài khoảng 1m, trên mặt trải bằng nứa bàn thờ rộng 1m, dài 2m, và
cắt gianh về để trải lên trên mặt bàn thờ, tuy nhiên phải chọn gianh không bị
cụt ngọn.
Theo kế hoạch phân công tất cả các gia đình đều phải chuẩn bị lễ vật cho lễ
cúng rừng và cử ra một người để tham gia vào lễ cúng. Mỗi gia đình phải đóng
góp một con gà, một bát gạo, một chai rượu, theo những quy định của cộng đồng
làng bản; ngoài những lễ vật trên thì mọi người còn phải đóng góp thêm tiền
quy định của làng. Đến ngày cúng rừng ngoài đóng góp các khoản các gia đình
còn có lễ vật gà, vịt, mổ lợn hoặc mổ trâu tuỳ vào điều kiện kinh tế chung của
làng bản. Tất cả các lễ vật đều phải chuẩn bị đầy đủ từ ngày hôm trước, những
người được cắt cử vào nhiệm vụ đầu bếp sẽ chuẩn bị đắp bếp, xoong chảo, bát
đĩa ; các lễ vật như trâu, ngựa hoặc lợn cúng song phần đầu mới được mổ, mổ
song lấy đầu, tiết đặt lên bàn thừ rồi cúng tiếp.
Trong lễ cúng rừng của người Phù Lá thì ông già làng thường kiêm luôn việc làm
thầy cúng, cùng với sự chuẩn bị của làng bản ông ta phải chuẩn bị những dụng
cụ để cúng trước ngày diễn ra lễ cúng rừng 2 ngày) cụ thể vào rừng lấy cây
(chả mù sài) về đẽo thành một cây kiếm gỗ, dài khoảng 70cm, sau đó bôi than
đen vào kiếm, đồng thời tập hợp các trẻ nhỏ từ 10 - 15 đứa, đến ngày đi cúng
sẽ bôi than đen vào mặt lũ trẻ, ngoài ra ông ta còn phải làm 2 mảnh mấu tre để
làm vật xin âm dương trong khi cúng.
Sáng hôm sau mọi người dân làng về tụ tập từ sớm tại địa điểm diễn ra lễ cúng,
những người được phân công nhiệm vụ tham gia vào lễ cúng hay làm bếp thì phải
làm các công việc cho lễ cúng từ rất sớm. Đến giờ đã định thường từ 7h -
8hsáng thì lễ cúng được bắt đầu, trên bàn thờ có một đôi gà luộc, một con lợn
(hoặc mổ trâu thì lễ vật là trâu), rượu, cơm nếp, hoa quả, hương và giấy màu.
Thầy cúng cầm kiếm, ăn mặc chỉnh tề ngồi trên một cái chiếu trải trước bàn
thờ, tay cầm kiếm chỉ về phía rừng cấm, vào bàn thờ rồi khấn mời thần rừng trở
về địa điểm dân làng đang bày lễ vật, khói hương nghi ngút để dâng lên thần
rừng về hưởng lễ và chứng kiến cho lòng thành kính của dân làng, rồi phù hộ
cho làng bản trừ hết những xấu xa, vận hạn, mọi người và vật nuôi được khoẻ
mạnh, mùa màng được bội thu, mưa thuận gió hoà, nương rẫy, cây cối tốt tươi…
Thầy cúng khấn xong rót rượu ra các chén trên bàn thờ để mời thần rừng và thổ
địa về hưởng thực chứng kiến cho lòng thành của dân làng. Đến trưa buổi lễ
cúng rừng, già làng chỉ đạo mọi người sắp cơm nước rồi tất cả mọi người ăn
uống vui vẻ tại bãi cúng rừng. Khi ăn uống xong thì ai về nhà nấy, xoong,
chảo, bát đĩa, bàn thờ đều để lại đấy 3 ngày sau mọi người mới dọn về, riêng
bàn thờ thì phải để đến ngày cúng rừng năm sau họ mới phá bỏ đi và dựng bàn
thờ mới.
Trong khi diễn ra và sau khi kết thúc lễ cúng người Phù Lá đều phải tuân thủ
theo những điều kiêng kỵ và những quy ước của làng bản đã được mọi người thông
qua như: nghiêm cấm chặt phá khu rừng cấm của làng bản, khi diễn ra lễ cúng
rừng những người phụ nữ bụng mang dạ chửa, mới sinh con hay đang trong kỳ kinh
nguyệt đều không được phép bén mảng tới địa điểm cúng rừng, vì người Phù Lá
cũng như nhiều dân tộc khác quan niệm những người phụ nữ có mang, mới sinh con
hay đang trong kỳ kinh nguyệt… trên cơ thể của họ còn nhơ nhuốc sẽ làm ô uế
đến bàn thờ cúng và phạm đến các vị thần như thần rừng, thổ địa… sẽ khiến các
vị thần nổi giận và trừng phạt cả làng. Sau lễ cúng rừng ai về nhà nấy, họ sẽ
kiêng 3 ngày không đi làm, không ai đến nhà ai, cả làng sẽ cấm cổng làng,
không cho người lạ bước chân vào làng, không ai được nói tiếng dân tộc khác ở
trong làng mình trong 3 ngày cấm làng.
Sau khi về nhà tất cả các gia đình đều làm một cái cờ bằng vải đỏ gọi là
"phòng manh" treo ngang ở cửa ra vào, chiều ngang rộng bằng cửa ra vào, chiều
dài khoảng 35cm, ở giữa cờ có một cái chén cũng được cuốn vải đỏ xung quanh
buộc túm lại giống như hình quả chuông; cờ phúng mánh được chia thành 4 điểm
ngang đều nhau, ở mỗi điểm ngang đó họ buộc một túm vải dài khoảng 40cm buông
xuống phía dưới theo chiều dài của lá cờ để trang trí.
Cờ phúng mánh treo lên để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình,
người và vật nuôi được khoẻ mạnh, đặc biệt là các con vật nuôi như trâu, ngựa
sẽ không bị ốm đau làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của gia đình,
đó còn là những cầu mong cho mùa màng được bội thu, mưa thuận gió hoà, lá cờ
phúng mánh đó cứ 3 năm gia đình lại thay một lần vào ngày lễ cúng rừng của
làng bản.
Đây là nghi lễ tín ngưỡng dân gian có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái và
cầu phúc có giá trị nhân văn sâu sắc. Trong quá trình phát triển chung của xã
hội hiện nay, đạc biệt là sự phát triển của nền kinh tế thị trường đang có
nhiều tác động làm cho bộ mặt kinh tế văn hoá xã hội có nhiều biến đổi rất
lớn, và người Phù Lá ở xã Nàn Sỉn - huyện Xín Mần cũng đang chịu sự tác động
và biến đổi đó. Vì vậy cần phải có những nghiên cứu đánh giá xác thực những
giá trị văn hoá truyền thống của họ, để từ đó có những biệp pháp lưu giữ và
bảo tồn những giá trị văn hoá độc đáo của tộc người, góp phần bổ sung vào kho
tàng di sản văn hoá đồ sộ của các dân tộc Việt Nam.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp