Lễ Ét Đông của người Ba Na nhánh Jơ Lâng

2024/12/27

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn một di sản văn hóa phi vật thể đó chính là Lễ Ét Đông của người Ba Na nhánh Jơ Lâng, một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.


Đây cũng là ngày hội đoàn viên, người dân trong làng đi làm ăn xa, những người con đi lập gia đình ở nơi khác đều trở về, quần tụ tại nhà rông. Lễ Ét Đông ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với hoạt động sản xuất nương rẫy cùng với tín ngưỡng văn hóa truyền thống của cộng đồng làng. Lễ được tổ chức hằng năm vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10, khi cây lúa bắt đầu trổ đòng, ngậm hạt. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn thờ của cả cộng đồng đối với các vị thần tự nhiên, đặc biệt là với Yàng Sơri, Yàng Đăk, Yàng Kong hay Yàng Kră, Yàng Kơđrang, được người dân trân trọng và giữ gìn, phát huy giá trị qua nhiều thế hệ. Sau khi tiến hành lễ Ét Đông thì người Ba Na nhánh Jơ Lâng mới được phép triển khai những việc lớn của gia đình như làm nhà mới, sửa nhà cũ, cưới hỏi, mua trâu, bò...


Ngày xưa, người Ba Na nhánh Jơ Lâng thờ thần Rắn. Sau thời gian chiêm nghiệm, họ thấy rắn có lúc rất no nhưng đôi khi lại rất đói, không có nguồn thức ăn thường xuyên, ổn định. Trong khi đó, thức ăn của dúi lại rất đa dạng, có thể là rễ tre, rễ cỏ và bất cứ hoa quả nào gặp phải cho nên quanh năm suốt tháng chẳng bao giờ dúi sợ thiếu thức ăn. Loài dúi lại không phá hoại mùa màng của người dân như lũ chuột đồng cho nên mọi người càng kính trọng. Vì vậy, họ đã chuyển sang thờ thần Dúi, xem dúi là con vật thiêng, biểu tượng của sự cần cù và siêng năng cho nên cả năm sẽ không bị đói. Để chuẩn bị cho lễ Ét Đông, già làng A Jring Đeng, làng Kon Brắp Ju phân công một số trai trẻ trong làng vào rừng sâu chặt tre về làm cây nêu dựng trước nhà rông và dựng ở cổng làng để đón chào khách từ phương xa đến thăm làng, dự lễ hội của làng. Điểm đặc biệt của những cây nêu trong ngày lễ Ét Đông là biểu tượng của bông lúa được những nghệ nhân thể hiện hết sức sinh động. Gần đến ngày diễn ra lễ, con dúi sẽ được cắm vào một que tre nhọn, từ đầu đến đuôi được trang trí bằng những hạt cườm đủ mầu sắc và bằng những vật liệu cách điệu, tượng trưng cho nền sản xuất nông nghiệp, nương rẫy. Trên đầu que tre nhọn được cột một ngọn đèn làm từ sáp ong. Trên cây tre còn có biểu tượng của cây cung để xua đuổi những điều không may mắn, một ít bông gòn để cầu mong sự phồn thịnh cho gia chủ.


Trước đây, lễ Ét Đông diễn ra từ bốn đến bảy ngày đầu tháng 10, nhưng gần đây chỉ tổ chức trong hai ngày hai đêm. Sau khi ngày tổ chức lễ Ét Đông được già làng ấn định, mỗi gia đình khi đi rừng hay lên nương rẫy đều chú ý tìm cho được ít nhất là một con dúi, mang về làm sạch ruột, ướp muối, luộc chín rồi treo lên giàn bếp để dành; đồng thời còn phải chuẩn bị một ghè rượu thật ngon. Đây là hai lễ vật bắt buộc không thể thiếu để dâng lên Yàng trong ngày lễ. Mặc dù chỉ diễn ra trong hai ngày hai đêm nhưng mọi gia đình trong làng đều chuẩn bị công phu từ nhiều ngày trước đó. Ẩm thực truyền thống tại lễ Ét Đông được duy trì và kế thừa, với những món ăn cũng thể hiện lòng thành của dân làng với tổ tiên, với thần linh trên trời, tạo sự gắn kết, gần gũi mà không mất đi những bản sắc văn hóa truyền thống vốn có từ ngàn đời nay của dân tộc mình. Đặc biệt trong lễ Ét Đông, người ta không thịt vật nuôi trong gia đình như trâu, bò hay lợn, gà... Hầu hết các thực phẩm đều được lấy từ trong tự nhiên như: rau rừng, cá suối, thịt rừng…
Lễ Ét Đông là một lễ hội độc đáo, lôi cuốn hiếm thấy và mang tính triết lý nhân văn sâu sắc. Thông qua lễ hội hằng năm, người Ba Na nhánh Jơ Lâng muốn giáo dục con cháu mình phải biết giữ gìn truyền thống, nhớ ơn tổ tiên ông bà, đoàn kết thương yêu nhau và chăm chỉ làm ăn mới mong có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ