Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ cùng
các bạn quay về quá khứ lịch sử Việt Nam để tìm hiểu một trong các di vật lịch
sử nổi tiếng và có sự ảnh hưởng lớn đến tương lai của dân tộc Việt Nam, đó
chính là tượng Bồ tát Tara thông qua bảo vật quốc gia này chúng ta sẽ có
cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử dân tộc, những dấu mốc thăng trầm của tổ quốc
từ đó khẳng định lãnh thổ chủ quyền đất nước đến bạn bè thế giới. Khơi dậy
lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong mỗi con người Việt Nam, vậy hãy cùng AGS
đi tìm hiểu giai thoại hình thành và lưu truyền bảo vật nêu trên để chúng ta
có những cái nhìn sâu sắc hơn bạn nhé.
Bảo vật quốc gia có lý lịch ly kỳ
Bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara có tuổi đời 1.200 năm là một trong 30 cổ
vật đầu tiên được công nhận bảo vật quốc gia. Đây là bức tượng đồng nguyên
khối có chiều cao hơn 1,1m hình nữ thần đứng thẳng, hai tay cùng đưa cân xứng
về phía trước. Tượng Bồ tát Tara được biết tới trong văn bia tại di tích Đồng
Dương được khắc năm 875. Tuy nhiên các cuộc khai quật trên quy mô lớn năm
1902, rồi rất nhiều cuộc khai quật, dò thám của Viện Viễn Đông Bác Cổ vẫn
không thu được tung tích của bức tượng. Năm 1978, tượng Bồ tát Tara được phát
hiện hết sức tình cờ khi một số người dân địa phương đào đất làm gạch. Do nghi
ngờ tượng là kim loại quý nên người dân đã bẻ gãy con ốc và đóa sen trên tay.
Bức tượng được đưa về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (thời ấy chưa tách tỉnh
Quảng Nam - Đà Nẵng), còn hai hiện vật thì "lưu lạc" trong dân. Đến năm 2019,
ngành văn hóa Đà Nẵng đã xúc tiến các hoạt động nghiên cứu và đề xuất xin tỉnh
Quảng Nam hai hiện vật này để "châu về hợp phố".
Cảnh khai quật Phật viện Đồng Dương năm 1902. Thời điểm ấy, Viện Viễn Đông Bác
Cổ (Pháp) đã tìm thấy văn bia khắc từ năm 875 cho biết có một pho tượng ở đây.
Nhưng nhiều đợt khai quật họ vẫn không tìm thấy. Mãi cho đến năm 1978 những
người nông dân đào đất làm gạch vô tình thấy tượng dưới lớp đất sâu 1m - Ảnh:
Viện Viễn Đông Bác Cổ
Hình tượng Đức Phật Amoghasiddhi ngồi dưới tán rắn bảy đầu Mucalinda, tay
trái cầm thanh kiếm ngắn - Ảnh: Paisarn Piammattawat, Bangkok chụp/trưng bày
bởi Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Tóc của nữ thần được vấn lên thành búi
cao có mang hình Phật A Di Đà. Trong lòng bàn tay trái của bức tượng, hình
chuyển pháp luân được khắc chìm. Những hình ảnh từ bảo vật quốc gia 1.200
năm tuổi này:
Hình chuyển pháp luân được khắc chìm trong lòng bàn tay trái của tượng
Đóa sen và con ốc của bức tượng 1.200 năm tuổi hiện được giữ tại Bảo tàng
tỉnh Quảng Nam
Hiện vật tách rời bảo vật quốc gia là quả cau hay con ốc
Ban đầu những người cao niên sống gần di tích Phật viện Đồng Dương (xã Bình
Định Bắc, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết phát hiện pho tượng,
dựa vào hình dáng nhiều người đoán hiện vật cầm trên tay pho tượng là đóa
sen và quả cau. Mãi đến sau này khi các nhà nghiên cứu tiếp cận đã khẳng
định đây là đóa sen và con ốc. Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, hai pháp
khí (vật biểu tượng cầm tay) của hình tượng Tara là đóa sen bên tay phải và
con ốc bên tay trái. Đặc biệt, phía dưới con ốc là hình chuyển pháp luân
được khắc chìm trong lòng bàn tay. Cả hai hình tượng con ốc và chuyển pháp
luân đều là biểu tượng cho sự truyền bá Phật pháp.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc
sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các
vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt
Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin
bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Tổng hợp