Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ
Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Nhật Bản-Món ăn. Bài viết
dành cho các bạn muốn tìm hiểu thêm về văn hóa ẩm thực Nhật Bản. AGS muốn chia
sẻ về chủ đề này qua bài viết về món Itadaki-một món ăn địa phương truyền thống
của Nhật Bản. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Lịch sử và nguồn gốc
Một món ăn địa phương truyền thống của tỉnh Tottori, được chế biến bằng cách
nhồi cơm và rau vào một chiếc đậu phụ chiên lớn rồi nấu trong nước dùng
dashi.
Theo truyền thuyết, vào khoảng giữa thời Minh Trị, vị trụ trì của một ngôi
chùa ở thành phố Sakaiminato đã đến một ngôi chùa ở tỉnh Fukui và rất ấn tượng
với món đậu phụ chiên được phục vụ như món ăn chay của Phật giáo. Sau đó, ông
mang món này về và thử nhồi gạo và rau vào rồi ninh, từ đó món ăn này ra
đời.
Có nhiều nguồn góc khác nhau về cái tên "Itadaki". Vào thời mà gạo vẫn còn ở mức cao cấp, nó được coi là một món ngon tuyệt
vời, và cái tên "Itadaki" bắt nguồn từ cảm giác biết ơn của người dân. Cũng có
giả thuyết cho rằng nó được gọi như vậy vì hình dạng của nó giống với đỉnh núi
Daisen, một đỉnh núi tráng lệ ở Nhật Bản.
Trước đây, món này thường được làm trong các dịp đặc biệt ở mỗi gia đình
và được chia sẻ cho hàng xóm. Vào thời điểm đó, gạo rất quý, vì vậy món ăn
được chế biến với nhiều nguyên liệu để giúp làm no bụng chỉ với một lượng
gạo nhỏ. Các nguyên liệu, gia vị và cách chế biến có thể thay đổi tùy theo
từng gia đình và đã trở thành món ăn gia đình truyền thống, được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Cách thưởng thức
Mặc dù trông giống như một chiếc inari-sushi (sushi chiên) cỡ lớn nhưng
phương pháp nấu và hương vị lại hoàn toàn khác. Trong đó gạo sống và rau
được nhồi vào trong miếng đậu hũ chiên, rồi ninh chín trong nước dùng.
Đôi khi, người ta cũng cho thêm thịt gà vào món ăn. Từ thập niên 30 đến
40 của thế kỷ 20, tại thành phố Sakaiminato, người ta còn chế biến một
biến thể với vỏ sò đỏ, ninh với nước luộc sò đỏ.
3. Bảo tồn và phát triển
Mặc dù là món ăn truyền thống của địa phương, nhưng nhờ sự vận động của các
tổ chức cộng đồng, món "Itadaki" đã được bán tại các siêu thị và xuất hiện
trên thực đơn của các quán nhậu, mở rộng ra cả thị trường bán lẻ và dịch vụ
ăn uống. Vào năm 2011 (năm Heisei 13), để giới thiệu món ăn truyền thống
"Itadaki" đến toàn quốc, các hoạt động quảng bá như mở rộng điểm bán và tham
gia các sự kiện đã được triển khai mạnh mẽ bởi các tổ chức cộng
đồng. "Itadaki" từ Tỉnh Tottori đã được chứng nhận ở hạng mục 100 năm ẩm
thực hiện đại: Văn hóa ẩm thực được tạo ra trong thời kỳ Meiji.
Nếu có cơ hội bạn thực sự hãy ghé thăm Tottori và ăn món này tại nhà hàng
hoặc bạn có thể thử làm món này tại nhà nhé.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã
dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin
bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin
cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn:
https://www.maff.go.jp/j/keikaku/syokubunka/k_ryouri/search_menu/menu/itadaki_tottori.html