Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Chồng nghỉ vợ sinh có tính
ngày chủ nhật hay không? Nghỉ vợ sinh cần giấy tờ gì?. Bài viết dành cho các
kế toán và kiểm toán viên đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và
ngoài nước. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một trong những vấn
đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chồng nghỉ vợ sinh có tính ngày chủ nhật hay không?
Tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về thời gian
hưởng chế độ của lao động nam khi nghỉ vợ sinh như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ
việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp
lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo
hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a)
05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật,
sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10
ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày
làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được
nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy
định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày
vợ sinh con.
...
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại
các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hằng tuần.
Như vậy, nếu lao động nam làm việc theo chế độ nghỉ chủ nhật hằng tuần thì khi
vợ sinh con, chồng sẽ nghỉ không bao gồm ngày Chủ nhật.
Tuy nhiên nếu làm việc theo chế độ không nghỉ chủ nhật hàng tuần mà nghỉ vào
ngày khác trong tuần thì ngày chủ nhật vẫn được vào thời gian nghỉ thai sản
nam khi vợ sinh con.
2. Nghỉ vợ sinh cần giấy tờ gì?
Tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo
Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định về hồ sơ nghỉ sinh khi vợ sinh
con như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2,
2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo
hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ
như sau:
...
2.2.4. Lao động nam hoặc người chồng của lao động nữ mang thai hộ nghỉ việc
khi vợ sinh con: Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc
trích lục khai sinh của con; trường hợp sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh
con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh
con dưới 32 tuần tuổi. Trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp
giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy
ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
Như vậy, hồ sơ nghỉ vợ sinh của lao động nam bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai
sinh của con;
Nếu sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi mà giấy chứng
sinh không thể hiện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thể
hiện việc sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng
trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của
lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
3. Thời hạn giải quyết và chi trả tiền chế độ thai sản là bao nhiêu ngày?
Tại khoản 4 Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi
trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết
định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định về thời hạn giải quyết và chi trả như
sau:
Trách nhiệm giải quyết và chi trả
...
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận
đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp
cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định.
5. Công tác rà soát, kiểm tra
5.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
5.1.1. Rà soát, kiểm tra
Căn cứ vào cơ sở dữ liệu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản đang quản
lý; dữ liệu thu, chi quỹ ốm đau, thai sản; dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh,
GĐYK; dữ liệu về quản lý dân cư (nếu có), rà soát, đối chiếu, phân tích dữ
liệu để xác định các trường hợp có biểu hiện lạm dụng quỹ BHXH, lập Danh
sách các đơn vị SDLĐ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, đơn vị có
thẩm quyền cấp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản trên địa bàn đề nghị kiểm
tra (mẫu số 01A-HSB) chuyển Bộ phận Thanh tra - Kiểm tra.
...
Như vậy, thời hạn giải quyết và chi trả tiền chế độ thai sản là 06 ngày làm
việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo đề nghị của người sử dụng lao động. Và tối
đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do người lao động, thân nhân
người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839D475-hd-chong-nghi-vo-sinh-co-tinh-ngay-chu-nhat-hay-khong-nghi-vo-sinh-can-giay-to-gi.html