Chứng từ là gì? Phân loại và nội dung của các loại chứng từ kế toán?
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Chứng từ là gì?
Chứng từ là các văn bản giấy tờ ghi lại nội dung của một sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ phát sinh. Chứng từ hợp lệ là các văn bản ghi lại nội dung giao dịch phát sinh phải đảm bảo:
– Tính pháp lý: ví dụ như các bên tham gia vào giao dịch phải ký xác nhận để nếu có xảy ra tranh chấp giữa các bên thì đây sẽ là bằng chứng, là cơ sở để phân xử đúng sai mà các bên không thể chối cãi được
– Đảm bảo tính pháp luật: tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước, kể cả về mặt hình thức
– Đảm bảo tính trung thực: sự kiện ghi lại phải là có thực, không được bịa đặt – Tính rõ ràng: đầy đủ nội dung, cụ thể, dể hiểu, không đa nghĩa Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh khác nhau mà có các chứng từ khác nhau. Có thể chỉ một văn bản chứng từ cũng là đầy đủ cho một nghiệp vụ, và cũng có những nghiệp vụ phải có nhiều loại văn bản chứng từ đi cùng với nhau mới tạo thành một bộ chứng từ đầy đủ.
Chứng từ nghĩa là một hối phiếu, một yêu cầu trả tiền, chứng từ về quyền sở hữu, chứng khoán, đầu tư, hóa đơn, chứng thực vi phạm hoặc bất kỳ bằng chứng nào của dữ kiện, luật, quyền hoặc ý kiến mà khi xuất trình chúng (bằng giấy tờ hoặc phương tiện điện tử)
2. Khái niệm chứng từ kế toán:
Theo quy định của Luật Kế toán thì chứng từ kế toán được hiểu là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Dựa theo những loại chứng từ kế toán này mà doanh nghiệp và cơ quan nhà nước có thể thuận tiện cho quá trình quản lý cũng như theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mình. Cơ quan thuế có thể kiểm tra và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Chính vì vậy, chứng từ kế toán có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong hoạt động kinh tế.
3. Nội dung của một bản chứng từ kế toán:
Hiện nay theo quy định của Luật Kế toán thì một chứng từ kế toán sẽ phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Ngoài ra, người lập chứng từ có thể dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và đối tác, khách hàng mà có thể bổ sung thêm một số thông tin cần thiết và mang tính pháp lý chặt chẽ hơn.
Ví dụ người lập chứng từ có thể bổ sung một số thông tin như sau:
- Thời gian bảo hành sản phẩm, máy móc hay thiết bị…
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng, internet banking, ứng dụng momo…
- Giai đoạn thực hiện thanh toán theo hợp đồng, thỏa thuận…
- Quan hệ của chứng từ đối với các loại chứng từ khác, sổ sách kế toán, tài khoản.
- Định mức nghiệp vụ hoặc quy mô kế hoạch.
4. Phân loại và nội dung của các loại chứng từ kế toán:
– Các chứng từ kế toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy theo yêu cầu thông tin của quản lý và hạch toán kế toán.
– Việc phân loại chứng từ kế toán được khái quát theo bảng:
Tiêu thức phân loại |
Kết quả phân loại | |||||||||
Công dụng của chứng từ |
Chứng từ mệnh lệnh: lệnh chi, lệnh xuất kho |
Chứng từ thực hiện: hóa đơn, phiếu chi, |
Chứng từ thủ tục kế toán: bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ.. | Chứng từ liên hợp: hóa đơn kiêm phiếu xuất, phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ,… | ||||||
Địa điểm lập chứng từ | Chứng từ bên trong: bảng thanh toán lương, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm kê,… | Chứng từ bên ngoài: các chứng từ ngân hàng, hóa đơn nhận người bán,.. | ||||||||
Mức độ khái quát của chứng từ | Chứng từ tổng hợp… | Chứng từ ban đầu: chứng từ trực tiếp, chứng từ gốc,.. | ||||||||
Số lần ghi trên chứng từ | Chứng từ ghi nhiều lần | Chứng từ ghi 1 lần | ||||||||
Nội dung nghiệp vụ kinh tế |
Chứng từ về TSCĐ | Chứng từ về tiền |
Chứng từ về tiền lương |
Chứng từ về vật tư | Chứng từ về tiêu thụ |
Chứng từ thanh toán với ngân sách |
… | |||
Tính cấp bách của nghiệp vụ | Chứng từ báo động |
Chứng từ bình thường |
5. Các loại chứng từ cơ bản hiện nay:
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://luatduonggia.vn/chung-tu-la-gi-phan-loai-va-noi-dung-cua-cac-loai-chung-tu-ke-toan/