Có những biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nào? Cơ quan hải quan có quyền gì khi thực hiện tuần tra hải quan?

2025/03/18

ThuếLuậtHảiquan

Công ty Kế toán AGS Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này, AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và quyền hạn của cơ quan hải quan khi thực hiện tuần tra. Cụ thể, bài viết sẽ làm rõ các phương thức kiểm soát hải quan nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như quyền hạn của cơ quan hải quan trong quá trình giám sát và tuần tra.
Bài viết dành cho cá nhân, tổ chức quan tâm đến các quy định pháp lý về hải quan, giúp hiểu rõ hơn về vai trò của cơ quan hải quan trong việc đảm bảo an ninh thương mại, chống gian lận và buôn lậu. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp thông tin về quyền hạn của cơ quan hải quan khi tiến hành kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải.
AGS mong muốn cung cấp thông tin hữu ích, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về quy trình kiểm soát hải quan, từ đó hỗ trợ việc tuân thủ quy định pháp luật và đảm bảo giao thương minh bạch, hiệu quả.
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Có những biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nào?

Căn cứ vào Điều 101 Nghị định 08/2015/NĐ-CP một số quy định bị sửa đổi bởi khoản 51 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan
1. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan gồm: 
a) Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
b) Tuần tra hải quan;
c) Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan;
d) Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
đ) Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
e) Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
g) Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
h) Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Cơ quan hải quan sử dụng kết hợp các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật trong hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và quy định chế độ đảm bảo thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định tại Điều này.

Theo như quy định trên thì hiện nay có 08 biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, đó là:
  • Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
  • Tuần tra hải quan;
  • Thu thập, nghiên cứu thông tin về địa bàn, tuyến vận chuyển hàng hóa, vụ việc, hiện tượng, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và người có liên quan;
  • Thu thập, nghiên cứu thông tin về cá nhân có dấu hiệu hoạt động liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
  • Thu thập, xử lý thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan. Cử cán bộ, công chức hải quan ra nước ngoài để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Tuyển chọn, xây dựng, sử dụng những người không thuộc biên chế của cơ quan hải quan để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
  • Bố trí công chức hải quan kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
  • Sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên dụng theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, theo dõi diễn biến, hoạt động của đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

2. Cơ quan hải quan có quyền gì khi thực hiện tuần tra hải quan?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 102 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về quyền hạn của cơ quan hải quan khi thực hiện tuần tra hải quan như sau:
  • Sử dụng đèn hiệu, cờ hiệu, pháo hiệu, loa, còi để ra hiệu lệnh;
  • Tạm dừng phương tiện vận tải để khám xét phương tiện vận tải, hàng hóa chứa trên phương tiện vận tải khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;
  • Khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
  • Tạm giữ người, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
  • Trong trường hợp lực lượng kiểm soát đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại vùng nội thủy, lãnh hải mà phát hiện phương tiện vận tải có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì phát tín hiệu dừng phương tiện vận tải để kiểm tra theo quy định của Luật Biển Việt Nam. Qua kiểm tra, nếu phát hiện vi phạm pháp luật cần phải tiến hành khám xét thì phải đưa phương tiện vận tải về cảng hoặc vị trí neo đậu đảm bảo cho việc khám xét an toàn. Việc khám xét được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan phải lập biên bản. Biên bản được giao cho chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.

3. Việc tổ chức tuần tra hải quan được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 102 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Tuần tra hải quan

Cơ quan hải quan có trách nhiệm tổ chức lực lượng, phương tiện tiến hành biện pháp tuần tra trong địa bàn hoạt động hải quan để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Như vậy, cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm tổ chức lực lượng cũng như phương tiện tuần tra hải quan.
Việc tuần tra hải quan được thực hiện trong địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan hải quan quản lý để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/co-nhung-bien-phap-nghiep-vu-kiem-soat-hai-quan-nao-co-quan-hai-quan-co-quyen-gi-khi-thuc-hien-tuan-471002-48076.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ