Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ cần đáp ứng những điều kiện nào?

2025/03/21

LuậtDoanhnghiệp

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bải viết dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập đến nội dung liên quan đến những điều kiện để có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ tại Việt Nam gửi đến những bạn đọc đang quan tâm.

Căn cứ vào Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó tùy vào chi tiết hoạt động là sản xuất vàng hay kinh doanh vàng mà cá nhân, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

1. Điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng

Để có thể hoạt động sản xuất vàng thì doanh nghiệp phải được ngân hàng nhà nước cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng, đồ trang sức, mỹ nghệ nói chung. Và để được cấp giấy phép này thì doanh nghiệp phải đảm bảo 2 điều kiện:

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã ngành liên quan việc sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ;
  • Có địa điểm cố định, có cơ sở vật chất và đầy đủ các trang thiết bị để hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

2. Điều kiện đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, mua bán vàng

Cũng theo Nghị định 42 thì một doanh nghiệp được phép buôn bán vàng, đồ trang sức, mỹ nghệ nếu có đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có các mã ngành liên quan việc mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ;
  • Có địa điểm cố định, có cơ sở vật chất và đầy đủ các trang thiết bị để kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.

Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng cần đảm bảo điều kiện nào để cấp Giấy phép kinh doanh, mua bán vàng miếng?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

3. Thủ tục đăng ký kinh doanh vàng, bạc

3.1 Đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 1: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Bước 2. Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn có thể nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

Cách 1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại  Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Cách 2. Nộp online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố.
(Lưu ý: Hà Nội, chỉ nhận nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh qua mạng. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu kỹ cách thức nộp hồ sơ phù hợp để tránh mất thời gian.)

Bước 3. Kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong vòng 3 ngày làm việc.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do bị từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Khi đó, hộ kinh doanh tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

3.2  Trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp chuẩn bị các thông tin như sau:

a) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên (MTV)

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 1 thành viên;
  • Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên;
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu là cá nhân và người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với chủ sở hữu là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.

b) Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên;
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên, của người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.

c) Hồ sơ thành lập công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
  • Điều lệ công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo pháp luật;
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cổ đông là tổ chức;
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

d) Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Tiếp theo, bạn mang hồ sơ đã chuẩn bị đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thường sẽ là sở kế hoạch đầu tư của tỉnh hay thành phố.
  • Đối tượng đi nộp hồ sơ: với việc nộp hồ sơ thì luật có quy định phải là chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến nộp trực tiếp nếu trường hợp người nộp là người khác thì phải được chủ sở hữu doanh nghiệp,hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho đi nộp. Đối với người được ủy quyền thì phải mang theo giấy ủy quyền hợp lệ và giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân.

e) Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Sau khi nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra xem hồ sơ có hợp lệ hay không. Nều như hồ sơ của doanh nghiệp còn thiếu hay không đạt yêu cầu thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để sửa chữa và bổ sung kịp thời.
  • Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày doanh nghiệp nộp hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.5. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vàng miếng

e.1) Hồ sơ cần chuẩn bị
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 
  • Danh sách các địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng (trụ sở chính, chi nhánh, địa điểm kinh doanh);
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh và văn bản thể hiện địa điểm đăng ký làm địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng theo danh sách tại điểm b khoản này đã được đăng ký kinh doanh hoặc đã được thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Xác nhận của cơ quan thuế về số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng trong 02 (hai) năm liền kề trước đó.
e.2) Cơ quan có thẩm quyền: Vụ Quản lý Ngoại hối – Ngân hàng nhà nước

e.3) Hình thức nộp hồ sơ

  • Trực tiếp;
  • Đường bưu điện

e.4) Thời gian xử lý

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A1986-hd-tu-ngay-156-cua-hang-kinh-doanh-vang-khong-co-hoa-don-dien-tu-se-rut-giay-phep-kinh-doanh.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ