Món bánh Yatsuhashi của xứ sở hoa Anh đào

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề món ăn Nhật Bản. Ẩm thực Nhật Bản bấy lâu nay vẫn luôn được biết đến với sự tỉ mỉ khéo léo của người đầu bếp để chế biến ra những món ăn có vẻ ngoài đơn giản, đẹp mắt cùng hương vị tinh tế. Ngoài những món như sushi, ramen, miso, món tráng miệng đầy tính nghệ thuật tên Wagashi cũng rất nổi tiếng trên toàn thế giới.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Wagashi là từ dùng để chỉ những món bánh tráng miệng nghệ thuật, có vẻ ngoài là những loại hoa lá, được làm từ nguyên liệu đại diện cho bốn mùa và thể hiện triết lý hòa hợp với thiên nhiên của người Nhật. Mỗi địa phương tại Nhật Bản lại có những loại Wagashi khác nhau, và Yatsuhashi là món tráng miệng đặc sắc của cố đô cổ kính Kyoto.



1. Nguồn gốc

Yatsuhashi (八ツ橋, còn có các cách viết khác như 八橋・八つ橋・八ッ橋. Và cả Yaki Yatsuhashi (焼き八ツ橋) đều là một trong các loại bánh kẹo Nhật (Wagashi) mang tính biểu tượng cho thành phố Kyoto.

Có một loại bánh với tên gọi tương tự là Nama Yatsuhashi (生八ツ橋), nên cả hai sẽ được mô tả chung trong phần này.

Yatsuhashi được sáng tạo ra bởi Yatsuhashi Kengyo, một nhạc sĩ sống trong thời kỳ Edo. Ông sử dụng bột gạo, bột quế và nhân đậu đỏ, gói chúng lại thành chiếc bánh hình tam giác, giống như những khuông trên cây đàn Koto – một loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản. Ban đầu, mọi người chỉ gọi chúng là "bánh nếp", nhưng sau khi người nhạc sĩ tài hoa qua đời thì món bánh đã được mang tên ông - Yatsuhashi.

2. Cách làm và cách thưởng thức

                                   Món bánh có cách làm đơn giản nhưng cần khéo léo, tỉ mỉ
Yatsuhashi có cách làm rất đơn giản, với phần nhân đậu đỏ hầm và lớp vỏ bột nếp. Bột nếp được trộn cùng bột quế, bột trà xanh hoặc bột vừng đen, thêm nước và được hấp chín, sau đó tiếp tục nhào cho đến khi khối bột vừa dẻo vừa mềm. Bột sau đó sẽ được cán mỏng, cắt miếng hình vuông, gói vào trong đó nhân đậu đỏ và gấp đôi lại để tạo thành hình tam giác. Tưởng chừng như đơn giản, nhưng không phải ai làm Yatsuhashi cũng đều ngon cả. Để làm ra được những chiếc bánh xinh xắn và có hương vị hoàn hảo, một người thợ phải theo học nghề từ rất sớm và phải mất 3 – 5 năm rèn luyện mới có thể coi là "có nghề" được.

Ăn Yatsuhashi đúng kiểu truyền thống là phải sử dụng chiếc tăm cắt bánh thành hai miếng. Hương vị của Yatsuhashi là tổng hòa của bánh nếp mềm dẻo, thơm hương quế hoặc trà xanh, vừng đen, hòa quyện cùng nhân đậu đỏ bùi bùi ngon ngọt. Món bánh này có hương vị rất thanh nhẹ và không hề gây ngán.

Bánh Yatsuhashi dẻo và mềm như bánh mochi, bên trong là nhân đậu đỏ hầm ngọt ngào. Lớp vỏ ngoài của Yatsuhashi truyền thống gồm bột gạo nếp và bột quế, nhưng ngày nay Yatsuhashi trà xanh và vừng đen cũng rất được ưa chuộng. Một số quán hàng xe đẩy còn nướng Yatsuhashi lên, khiến món bánh này phồng lên, giòn rôm rốp và trở thành một món ăn đường phố thú vị.

3. Những cửa hàng nổi tiếng  

Dù ngày nay, Yatsuhashi có mặt ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, nhưng tại chính cố đô Kyoto – quê hương của món bánh này, bạn mới có thể tìm thấy Yatsuhashi có hương vị tinh tế nguyên bản từ những cửa hàng có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ.

Những cửa hàng bán món bánh này nổi tiếng nhất tại Kyoto có thể kể đến Izutsu Yatsuhashi, được mở cửa vào năm 1805; Honke Nishio đã duy trì cửa hàng từ năm 1678, hay Otabe cũng có tuổi đời lên đến 72 năm. Những cửa hàng này không chỉ có Yatsuhashi ngon mà còn bán nhiều loại bánh kẹo Nhật truyền thống khác.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:
 https://baophapluat.vn/thuong-thuc-mon-banh-yatsuhashi-cua-xu-so-hoa-anh-dao-post355897.html https://kenh14.vn/kham-pha-mon-banh-yatsuhashi-cua-kyoto-nhin-thi-don-gian-nhung-co-cau-chuyen-tu-vai-the-ki-truoc-20180722233838928.chn
Next Post Previous Post