Công ty Kế toán AGS Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ
doanh nghiệp trong các lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển
đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát
triển mạnh mẽ, lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đặc biệt là cho thuê đất trong
các khu công nghiệp, ngày càng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI.
Khi
người lao động nước ngoài vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn và
kỹ thuật, việc cấp giấy phép lao động là một vấn đề pháp lý quan trọng. Vậy liệu
họ có phải xin giấy phép lao động hay không? Trong bài viết này, AGS sẽ cung cấp
các nội dung cơ bản về điều kiện, yêu cầu và thủ tục đối với trường hợp này.
Cùng
tìm hiểu chi tiết hơn về các yêu cầu và quy định pháp lý này trong bài viết dưới
đây.
1. Yêu cầu về giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài vào Việt
Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật:
Theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trường
hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Ngoài
các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 154 của Bộ luật
Lao động, người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1.
Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị
góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành
viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở
lên.
3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ
trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao
gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài
chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
4. Vào Việt Nam để cung
cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác
phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý
và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết
giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
5. Được Bộ Ngoại
giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của
pháp luật.
Như vậy, người lao động nước ngoài vào Việt Nam
để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật không thuộc diện cấp giấy
phép lao động.
2. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện
cấp giấy phép lao động:
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xác nhận
người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
1. Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm
quyền xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao
động.
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến
làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao
động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm
việc.
Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền xác nhận người lao động nước
ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người
lao động nước ngoài:
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
3. Hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 09/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này;
c) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài;
d) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật;
đ) Các giấy tờ để chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
e) Các giấy tờ quy định tại điểm b, c và đ khoản này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hồ sơ đề nghị xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép
lao động cho người lao động nước ngoài bao gồm:
- Văn bản đề nghị xác
nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo
Mẫu số 09/PLI Phụ lục I;
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám
sức khỏe.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước
ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động
nước ngoài;
- Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy
định của pháp luật như:
- Các giấy tờ để chứng minh người lao
động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, như: Hợp đồng lao
động, thỏa thuận dịch vụ, xác nhận kinh nghiệm làm việc, quyết định bổ nhiệm,
thư mời, ...
Lưu ý
Các giấy tờ bao gồm: Giấy khám sức khỏe/giấy chứng nhận sức khỏe, Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, các giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động phải là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và có chứng thực trừ trường
hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo
nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-de-cung-cap-dich-vu-tu-van-ve-chuyen-mon-va-ky-thuat-co-thuo-156993-157903.html