Chuyển đổi báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang VND: Doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Trong xu thế toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn sử dụng ngoại tệ làm đơn vị kế toán nhằm thuận tiện giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, khi công bố hoặc nộp báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước, việc chuyển đổi sang Đồng Việt Nam là bắt buộc. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ các quy định liên quan theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, hạn chế sai sót và nâng cao tính tuân thủ.


1. Quy định về việc chuyển báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam

Căn cứ Điều 5 Thông tư 200/2014/TT-BTC, doanh nghiệp muốn chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam thì phải theo những quy định sau đây:
  • Doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải chuyển đổi Báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam khi công bố và nộp Báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Nguyên tắc chuyển đổi Báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, trình bày thông tin so sánh được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư 200/2014/TT-BTC.
  • Khi chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính những ảnh hưởng (nếu có) đối với Báo cáo tài chính do việc chuyển đổi Báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

2. Mục đích của Báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính được quy định tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:
a) Tài sản;
b) Nợ phải trả;
c) Vốn chủ sở hữu;
d) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
e) Các luồng tiền.
2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Nói một cách dễ hiểu, Báo cáo tài chính là tài liệu quan trọng giúp chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các bên liên quan hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nó giống như một “bức tranh tổng thể” về tài sản, nợ, vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và dòng tiền.

3. Quy định về kỳ lập Báo cáo tài chính

Để đảm bảo việc lập và trình bày Báo cáo tài chính tuân thủ đúng quy định pháp luật, doanh nghiệp phải thực hiện theo các kỳ kế toán khác nhau. Dưới đây là các quy định cụ thể về kỳ lập Báo cáo tài chính theo Điều 98 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
1. Kỳ lập Báo cáo tài chính năm: Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.
2. Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ: Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.
3. Kỳ lập Báo cáo tài chính khác
a) Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

4. Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê

Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:
a) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;
b) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên;
c) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau

Công ty Kế toán AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat-doanh-nghiep/bai-viet/quy-dinh-ve-viec-chuyen-bao-cao-tai-chinh-lap-bang-don-vi-tien-te-trong-ke-toan-la-ngoai-te-sang-dong-viet-nam-11251.html
Next Post Previous Post