IKIGAI – Cách để tim ra định hướng nghề nghiệp của bản thân

Hiện nay, thực trạng sinh viên chọn ngành nghề theo số đông, chọn vì ngành "hot", hoặc chọn theo nguyện vọng của bố mẹ, để rồi khi theo học mới nhận ra ngành nghề đó không phù hợp với bản thân, dẫn tới chán nản và muốn đổi ngành là một hiện thực nhức nhối, không những làm lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của sinh viên. Vì vậy, trong bài viết này AGS chúng mình xin gửi tới các bạn một phương pháp rất thú vị có thể giúp các bạn sinh viên xác định được nghề nghiệp lý tưởng của bản thân một cách dễ dàng hơn. Đó là mô hình Ikigai. Vậy Ikigai là gì?
Cùng công ty TNHH Kế toán AGS tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Giới thiệu

Ikigai là một triết lý sống của người Nhật Bản từ thời xa xưa và vẫn được tận dụng cho đến bây giờ trên cả các quốc gia phương Tây và Đông Nam Á.

Giải nghĩa: “Iki” trong tiếng Nhật có nghĩa là cuộc sống, còn “gai” là giá trị. Ghép hai cụm này lại, chúng ta hiểu Ikigai mang ý nghĩa: “lý do để tồn tại”.

Ý nghĩa của mô hình Ikigai tuỳ thuộc vào từng nền văn minh. Chẳng hạn như với người Nhật, ikigai là mục đích sống và thức dậy với niềm vui, thì với văn hoá phương Tây, ikigai là phương pháp xác định nghề nghiệp lý tưởng.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về Ikigai với tư cách là công cụ hữu hiệu trong việc giúp bạn tìm ra nghề nghiệp lý tưởng của bản thân nhé!

Trong phiên bản nghiêng về định hướng sự nghiệp, Ikigai là điểm giao thoa giữa 4 yếu tố:
  • Cái bạn thích (What you love)
  • Cái bạn giỏi (What you are good at)
  • Cái giúp bạn kiếm tiền (What you can be paid for)
  • Cái mà thế giới cần (What the world needs)
Đồng nghĩa với việc, để tìm ra được nghề nghiệp lý tưởng cho bản thân, bạn phải tìm câu trả lời cho 4 câu hỏi trên.

2. Kết quả của sự kết hợp giữa 2 yếu tố trong Ikigai

Cái bạn thích + Cái bạn giỏi = Đam mê

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng thích một thứ gì đó thì được gọi là “đam mê”, nhưng nếu nhìn vào mô hình Ikigai, đam mê phải là cái bạn vừa thích vừa giỏi. Cái giỏi này có thể do tài năng thiên bẩm hoặc do mình thích một thứ gì đó quá, bỏ công, bỏ sức, đánh đổi thể lực, thậm chí là sự ủng hộ của gia đình để luyện tập mà thành. Dù giỏi do cách nào thì nếu chỉ đơn thuần thích một thứ, chưa đánh đổi gì, thì không thể nhẹ nhàng cho nó là đam mê được.

Nếu chỉ làm cái mình thích trong khi bản thân không giỏi về nó, bạn sẽ cảm thấy áp lực vì không thể cạnh tranh với những người thực sự có tài năng trong lĩnh vực này, dẫn đến chán nản và muốn đổi ngành.

VD: Có bạn rất thích theo ngành du lịch nhưng khi học mới phát hiện ra mình quá là hướng nội để phát triển khách hàng hoặc tour mới nên cảm thấy không có đầu ra. Bạn này sẽ dần dần chán ngành và muốn chuyển đổi nó.

Ngược lại, nếu bạn chỉ làm cái mình giỏi mà không có sở thích thì bạn sẽ cũng chỉ tiến bộ đến một mức nhất định:
  • Đến mức khó khăn cao hơn (cần lên làm sếp chẳng hạn), bạn sẽ tự nhãng ra và nghĩ, mình có thích cái này đâu nhỉ, sao phải cố nhiều đến thế. Lúc đó bạn sẽ bị mất động lực và phương hướng cuộc sống
  • Cái này thường được biết tới trong khủng hoảng 1/4 cuộc đời hay khủng hoảng tuôi trung niên. Rõ ràng có sự nghiệp và gia đình cũng ổn ổn, nhưng tự nhiên cảm thấy nản tất cả.

Xét cho cùng, đẹp nhất vẫn là biến sở thích trở thành đam mê được. Khi mình càng ngày càng giỏi trong việc mình thích, mình sẽ không thể ngừng thích nó. Khi mình càng thích nó hơn thì mình càng đầu tư giỏi nó hơn. Quá trình này giống như một cái hình xoắn ốc, khiến đam mê tự củng cố chính nó và ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cái bạn giỏi + Cái giúp bạn kiếm tiền = Sự nghiệp

Bạn giỏi một thứ mà làm ra tiền để chi tiêu những thứ cần thiết, nó sẽ giúp bạn có động lực tiếp tục việc làm ra tiền đó.

Bạn làm ra tiền từ thứ bạn giỏi, giúp bạn có động lực để tiếp tục phát triển thêm chính cái mà bạn giỏi đó.
Cái giúp bạn kiếm tiền + Cái thế giới cần = Kế sinh nhai

Việc bạn đang làm như kế sinh nhai có thể bạn không thích cũng chẳng giỏi. Nhưng nếu có người thường xuyên cần bạn làm nó và đánh giá cao công sức của bạn thì bạn vẫn có thể có ngoại động lực để tiếp tục bước đi.

Cái thế giới cần + Cái bạn thích = Sứ mệnh

Sứ mệnh của bạn có thể bạn không giỏi cũng không kiếm ra tiền (VD: sứ mệnh làm xanh sạch biển) nhưng thế giới cần và bản thân bạn cũng thích nên bạn vẫn tiếp tục làm như một thú vui.

3. Sẽ ra sao nếu chỉ 3 trong 4 yếu tố của Ikigai được kết hợp với nhau? 

Nếu công việc của bạn vừa là cái bạn thích, cái bạn giỏi và giúp bạn kiếm tiền, nhưng lại không phải cái mà xã hội cần.
=> Tạo tâm lý hài lòng nhưng về lâu dài sẽ cảm thấy vô dụng.

Nếu công việc của bạn vừa là cái bạn thích, cái bạn giỏi và là cái mà xã hội cần, nhưng lại không mang lại nguồn thu nhập xứng đáng
=> Cảm thấy thích thú và trọn vẹn nhưng không giàu có

Nếu công việc của bạn vừa là cái mà bạn thích, xã hội cần, giúp bạn kiếm tiền, nhưng lại không phải cái mà bạn giỏi
=> Hứng thú và vừa ý nhưng lại có cảm giác không chắc chắn (vì khả năng còn hạn chế nên có thể bị loại bỏ bất cứ lúc nào)

Nếu công việc của bạn vừa là cái mà bạn giỏi, xã hội cần, giúp bạn kiếm tiền, nhưng không phải là cái mà bạn thực sự yêu thích
=> Thoải mái nhưng cảm thấy trống rỗng (vì không được thỏa mãn đam mê của bản thân)

4. Không phải ai cùng đạt được Ikigai nhưng chúng ta luôn tích cực hướng về nó

Thẳng thắn mà nói 10 người, chắc chỉ 1 người thực sự có thể vừa làm việc mình thích, mình giỏi, ra tiền, và thế giới cần đến nó. Và ngay cả người đạt được IKIGAI thì cũng phải qua quá trình nhiều năm tôi luyện mới đến được đó.

Cũng có những người không hoàn thành Ikigai mà vẫn hạnh phúc !

Chẳng hạn khi sở thích của bạn không phải là thứ giúp bạn kiếm ra thu nhập ổn định vào thời điểm hiện tại, thì bạn có thể chọn đi theo lĩnh vực mang lại nguồn thu nhập tốt trước, sau đó dùng chính tiền kiếm được từ đó để nuôi đam mê của mình. Đây cũng là con đường mà rất nhiều người lựa chọn, và họ cũng rất hài lòng với cuộc sống của mình dù không để đạt được Ikigai. 

5. Một số lời khuyên dành cho bạn trên con đường tìm ra Ikigai 

Vì Ikigai là một lý tưởng kể cả đạt được thì cũng rất dài hạn và có đánh đổi. Cái các bạn trẻ có thể làm được với sự hỗ trợ từ bản thân, bạn bè và gia đình ngay lập tức là tìm hiểu thế giới và hiểu bản thân rồi điều chỉnh dần dần từng đường giao hình tròn mà mình có (sự nghiệp, đam mê, kế sinh nhai, và sứ mệnh)

Để tìm ra Ikigai, mỗi người có thể tự lựa chọn điểm xuất phát cho riêng mình. Có người xuất phát từ sở thích, có người xuất phát từ cái mình giỏi,...

Nhưng dù bắt đầu thế nào, lựa chọn nghề nghiệp cũng phải dựa trên ít nhất hai vòng tròn giao nhau chứ không phải từ một vòng duy nhất, nếu như vậy thì làm gì cũng không bền. Vậy nên, đừng cố chấp với quan điểm của mình hiện tại, hãy cởi mở trong suy nghĩ và tích cực tìm hiểu về thế giới bên ngoài để tìm ra định hướng phù hợp nhất với bản thân.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: 
https://hocvienagile.com/ikigai-la-gi-cach-tim-huong-toi-cuoc-doi-y-nghia/
Next Post Previous Post