Thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% không?

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thuế Gía trị gia tăng. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách tính thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT); người lao động (NLĐ); người sử dụng lao động (NSDLĐ), hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và giao thương quốc tế ngày càng sôi động, vấn đề thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu và xuất khẩu luôn là một chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một trong những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đặt ra là liệu các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu có được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0% hay không?

1. Thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% không?

Tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có quy định về thuế suất thuế GTGT đối với thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu như sau:
Điều 9. Thuế suất
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
[...]
b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; dịch vụ cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở trong khu phi thuế quan và được tiêu dùng trong khu phi thuế quan phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất xuất khẩu;
c) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu khác bao gồm: vận tải quốc tế; dịch vụ cho thuê phương tiện vận tải được sử dụng ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam; dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp hoặc thông qua đại lý cho vận tải quốc tế; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan; sản phẩm nội dung thông tin số cung cấp cho bên nước ngoài và có hồ sơ, tài liệu chứng minh tiêu dùng ở ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc, thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; hàng hóa gia công chuyển tiếp để xuất khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% quy định tại điểm d khoản này;
d) Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% bao gồm: chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng; chuyển nhượng vốn; sản phẩm phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này; thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; xăng, dầu mua tại nội địa bán cho cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan; xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan.
[...]
Như vậy, thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thuộc một trong những trường hợp không áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

2. Việc hoàn thuế GTGT đối với xuất khẩu được quy định như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 15 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có quy định về việc hoàn thuế GTGT đối với xuất khẩu được quy định như sau:
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hoá nhập khẩu sau đó xuất khẩu sang nước khác;
- Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của kỳ hoàn thuế.

Kỳ hoàn thuế được xác định từ kỳ tính thuế giá trị gia tăng có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa khấu trừ hết liên tục chưa được hoàn thuế đến kỳ tính thuế có đề nghị hoàn thuế.
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế giá trị gia tăng đầu vào hạch toán riêng được và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được xác định theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.

Số thuế giá trị gia tăng được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu không vượt quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của kỳ hoàn thuế. Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được xác định cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng chưa được hoàn do vượt quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của kỳ hoàn thuế trước được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo để xác định số thuế giá trị gia tăng được hoàn của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu kỳ hoàn thuế tiếp theo.

3. Thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa chưa thu được tiền là khi nào?

Tại Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 có quy định về thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa chưa thu được tiền như sau:

Điều 8. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng
1. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
b) Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây do Chính phủ quy định:
a) Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu;
b) Dịch vụ viễn thông;
c) Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm;
d) Hoạt động cung cấp điện, hoạt động sản xuất điện, nước sạch;
đ) Hoạt động kinh doanh bất động sản;
e) Hoạt động xây dựng, lắp đặt và hoạt động dầu khí.

Như vậy, thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và giao thương quốc tế ngày càng sôi động, vấn đề thuế suất đối với các mặt hàng nhập khẩu và xuất khẩu luôn là một chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt. Một trong những câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh đặt ra là liệu các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu có được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) 0% hay không? Đây là một vấn đề phức tạp, liên quan đến các quy định về thuế xuất nhập khẩu và các chính sách ưu đãi thuế của Nhà nước. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về thuế suất GTGT đối với các mặt hàng này, đồng thời phân tích các quy định pháp lý có liên quan.
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A63C0-hd-thuoc-la-ruou-bia-nhap-khau-sau-do-xuat-khau-co-duoc-ap-dung-thue-suat-thue-gtgt-0-khong.html
Next Post Previous Post