Tìm hiểu về hành vi Trốn thuế và Tránh thuế là gì?
Công ty Kế toán AGS Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, cùng với Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm đồng hành cùng doanh nghiệp trong các hoạt động tài chính – kế toán, AGS nhận thấy rằng một trong những vấn đề thường gây nhầm lẫn là sự khác biệt giữa hai khái niệm Trốn thuế và Tránh thuế.
Trong bài viết này, AGS sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất, điểm khác nhau và hệ quả pháp lý của hai hành vi này, từ đó hỗ trợ các kế toán viên, doanh nghiệp, và người tiêu dùng có góc nhìn chính xác, tránh vi phạm và đảm bảo tuân thủ pháp luật về thuế.. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người tiêu dùng và các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh đang muốn tìm hiểu các quy định và hành vi được xem là trốn thuế và tránh thuế. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì Trốn thuế và tránh thuế là hai thuật ngữ trong kinh tế có định nghĩa khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng và chưa phân biệt được. Việc phân biệt rõ hai khái niệm này giúp doanh nghiệp và kế toán viên đưa ra quyết định tài chính đúng đắn, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và hạn chế rủi ro.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tránh thuế là gì?
Tránh thuế (Tax Avoidance) hay tối ưu chi phí thuế là việc sử dụng các phương pháp hợp pháp để giảm thiểu thuế thu nhập của một cá nhân hoặc tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp hoặc cá nhân đó không phải chịu một số các chế tài do cơ quan quản lý thuế áp dụng.
Mục đích chính của tránh thuế là tối ưu hóa và giảm thiểu nghĩa vụ thuế một cách hợp pháp mà không hề vi phạm bất kỳ quy định nào.
1.1 Các hành vi thường được dùng để tránh thuế
- Sử dụng các khoản miễn thuế hoặc khấu trừ: Đối với từng cá nhân hoặc tổ chức một số các khoản thu đặc biệt sẽ được cơ quan thuế miễn trừ. Vì vậy, tận dụng việc này cũng có thể giúp giảm thuế thu nhập.
- Sử dụng các ưu đãi về thuế: Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ có rất nhiều các cơ chế ưu đãi nhằm kích thích, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt.
- Sử dụng các công cụ tài chính khác: Các công ty lớn thường thực hiện tránh thuế bằng việc sử dụng các công cụ tài chính và pháp lý như việc thành lập các công ty con, công ty liên kết ở các “thiên đường thuế”, hoặc sử dụng các cơ chế chuyển giá để chuyển lợi nhuận sang các quốc gia có mức thuế thấp hơn.
- Chuyển hóa thu nhập: Chuyển hóa thu nhập thông thường thành lợi tức vốn; chuyển đổi lợi tức vốn thành thu nhập thông thường; chuyển đổi tiền thanh toán hàng hóa, dịch vụ thành khoản vay không có lãi hoặc không xác định;
- Vốn mỏng: Sử dụng tỷ lệ vốn vay cao so với vốn chủ sở hữu để hưởng lợi về thuế; Thay thế phí bản quyền hoặc phí bằng các khoản đầu tư để hưởng lợi về thuế; chuyển nhượng quyền sở hữu pháp lý trong khi vẫn nắm giữ quyền sở hữu kinh tế (thực tế); Chuyển nhượng thu nhập hoặc tài sản cho một công ty bị kiểm soát được hưởng miễn thuế; Chuyển nhượng thu nhập hoặc tài sản cho một công ty bị kiểm soát chịu thuế thấp hơn;
- Chuyển giá: Chuyển thu nhập cho chi nhánh hoặc công ty con ở nước có thuế thấp; Chuyển thu nhập cho chi nhánh hoặc công ty con ở nước có hiệp định tránh đánh thuế hai lần; chuyển thu nhập cho chi nhánh hoặc công ty con ở nước có ưu đãi thuế hoặc miễn giảm thuế; Phân bổ chi phí cho chi nhánh hoặc công ty con ở nước có thuế suất cao.
2. Trốn thuế là gì?
Trốn thuế ( Tax Evasion) là hoạt động bất hợp pháp của một cá nhân, tổ chức nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Tội trốn thuế nếu bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như: bị xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy thu thuế…
2.1 Các hành vi được xem là trốn thuế
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
- Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
- Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan;
- Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa;
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
Như vậy, việc nắm rõ được khái niệm trốn thuế và tránh thuế có thể giúp cá nhân hoặc doanh nghiệp tránh khỏi hành động bất hợp pháp.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/83A44A0-hd-hanh-vi-tron-thue-la-gi-tranh-thue-la-gi-phan-biet-tron-thue-va-tranh-thue-chi-tiet-nhat-2024.html